From Wikipedia, the free encyclopedia
From Wikipedia, the free encyclopedia
Bích Động có vị trí nằm trên một dãy núi, cách Tam Cốc khoảng 2km. Nơi này được Tể tướng Nguyễn Khiêm - người thân của danh sĩ Nguyễn Du đặt tên vào năm 1773. Bích Động bao gồm chùa Bích Động và Xuyên Thủy Động. Trước động, có một con sông nhỏ tên Ngô Đồng uốn lượn dọc theo dãy núi, bên kia sông là cánh đồng lúa xanh mướt.
Xuyên Thủy Động là một hang động tối và ngập nước, dài khoảng 350m. Nơi đây có độ rộng trung bình khoảng 6m, với phần rộng nhất khoảng 15m. Trần và tường đá trong hang thường được làm phẳng, tạo ra một loạt những bức tranh tự nhiên với các hình dạng và mẫu vật đa dạng.
Bích Động mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bì (Nguồn ảnh: Internet)
Động Tiên nằm cách chùa Bích Động chỉ khoảng 1km và bao gồm 3 hang động lớn. Trên trần các hang động này, bạn sẽ thấy nhiều tảng đá với các vân màu sắc khác nhau, tạo nên một hình ảnh rất đẹp và lấp lánh. Những tảng đá này đã được tự nhiên biến đổi thành các hình thù độc đáo như cây thóc, cây tiền, ông tiên, con hổ, con sư tử và con kỳ đà.
Chùa Linh Cốc được xây dựng vào thời vua Trần Thánh Tông, nằm hướng về phía Tây, với mặt trước là một cánh đồng rộng rãi bao quanh. Ngay tại chân núi là một sân chùa rộng lớn, hai bên có nhà thờ tổ.
Chùa có ba ngôi điện hướng về phía Tây Bắc, tượng thờ chính là đức A Nam Đà và đức tổ tây. Phần nhà trai bao gồm năm gian hướng về phía Đông Nam. Điện Mẫu hướng về phía Tây Nam và quay lưng vào sườn núi, được thiết kế theo hình chữ "Tam".
Động Tiên (Nguồn ảnh: Internet)
Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động đã tạm dừng hoạt động trong một khoảng thời gian để cải thiện cảnh quan, bảo tồn môi trường và tối ưu hóa dịch vụ đưa khách du lịch. Vào ngày 2/9/2023 vừa qua, khu du lịch Tam Cốc-Bích Động đã mở cửa trở lại để chào đón du khách với nhiều hoạt động, dịch vụ được cải tiến nhằm mang lại những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho du khách.
Hiện tại Tam Cốc đã mở cửa đón khách du lịch (Nguồn ảnh: Internet)
Dưới đây là giá vé tham quan Tam Cốc mà du khách có thể tham khảo:
Sau khi mua vé, bạn sẽ được di chuyển xuống bến đò. Tại đây, chiếc thuyền sẽ đưa bạn đi qua một hành trình thú vị, với cảnh đồng lúa bên sông, đỉnh núi và các hang nước. Thời gian cho chuyến đi khoảng 2 giờ.
Giá vé tham quan Tam Cốc khá phải chăng (Nguồn ảnh: Internet)
Cánh đồng lúa ở Tam Cốc nằm hai bên sông Ngô Đồng, được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi. Những cánh đồng lúa ở đây trải dài như một dải lụa màu vàng rực rỡ, uốn lượn quanh dòng sông Ngô Đồng tạo nên một vẻ đẹp cuốn hút và huyền ảo. Để thấy toàn bộ cánh đồng lúa Tam Cốc vào mùa đẹp nhất trong năm, bạn nên lên đỉnh hang Cả. Từ đỉnh núi của hang Cả, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn toàn bộ sắc vàng óng ánh trong mùa lúa chín Ninh Bình.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, điều đặc biệt hấp dẫn tại đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự bình yên của đất trời hòa quyện với cuộc sống và nghề nghiệp mưu sinh của người dân địa phương. Rất nhiều du khách cảm thấy thích thú khi đến Tam Cốc vào mùa lúa chín và được chứng kiến người dân ở đây chèo thuyền gặt lúa.
Cánh đồng lúa chín với sắc vàng óng tại Ninh Bình (Nguồn ảnh: Internet)
Tam Cốc nổi tiếng với hệ thống quần thể danh thắng 3 hang động (hang Cả, hang Hai, hang Ba) được tạo nên bởi dòng sông Ngô Đồng chảy xuyên qua núi đá vôi, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co, len lỏi qua những dãy núi đá, tạo nên những khúc cua, những bến nước thơ mộng. Hai bên bờ sông là những cánh đồng lúa xanh mướt, trải dài tít tắp, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Mỗi hang lại có những nét đẹp rất riêng, thu hút du khách:
Hang Cả: Hang Cả được xem là nơi lớn và dài nhất. Hang có độ cao tới 20m và dài hơn 127m với nhiều nhũ đá và măng đá tạo nên những hình thù độc đáo. Theo lời kể, ở hang Cả từng có một vị tiên ông với bộ tóc trắng ngồi câu cá. Ngay cả ngày nay, từ xa, bạn vẫn có thể thấy Hang Cả trông giống như ngôi nhà của một vị tiên. Không gian trong hang mát mẻ và những nhũ đá đẹp mắt làm say đắm du khách.
Hang Hai: Nằm khoảng 1km sau Hang Cả, Hang Hai có chiều dài hơn 60m. Mặc dù nhỏ hơn hang Cả, nhưng trải nghiệm ngồi thuyền qua hang và thưởng thức các nhũ đá lấp lánh chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Khí hậu và cảnh quan trong hang không khác biệt nhiều so với Hang Cả.
Hang Ba: Hang Ba khác biệt hơn hai hang trước với trần thấp hơn so với hai hang còn lại. Khi đến thăm Hang Ba, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Tam Cốc Ninh Bình.
Quần thể danh thắng 3 hang nổi tiếng tại Tam Cốc (Nguồn ảnh: Internet)
Tam Cốc dù ở thời điểm nào cũng sở hữu một vẻ đẹp đặc trưng, khác biệt. Nếu bạn muốn ngắm cánh đồng lúa xanh mướt tươi tắn, hãy lựa chọn thời gian sau Tết (từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm). Đây là thời kỳ mà cánh đồng lúa nở rộ trong sắc xanh mơn mởn.
Nếu bạn muốn thấy Tam Cốc tràn ngập trong màu vàng của lúa chín, hãy lên kế hoạch đến vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Đặc biệt, đối với những du khách yêu thích tham gia vào các lễ hội thú vị và trải nghiệm văn hóa địa phương, tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm chính là thời gian thích hợp nhất.
Dù là mùa nào, Tam Cốc cũng có những nét đẹp rất riêng (Nguồn ảnh: Internet)
Nếu du khách muốn tìm kiếm một địa điểm nghỉ dưỡng có thể hòa mình cùng thiên nhiên thì Tam Cốc Ninh Bình chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Cùng đón đọc thêm những bài viết tiếp theo của VNPAY để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Tam Kỳ (三岐[6]) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam. Thành phố nằm ở vị trí trung độ của cả nước và thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thành phố Tam Kỳ cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam. Có vị trí địa lý:
Thành phố Tam Kỳ có diện tích 100,26 km², dân số năm 2019 là 122.374 người, trong đó: dân số thành thị có 91.450 người chiếm 75% và dân số nông thôn có 30.924 người chiếm 25%, mật độ dân số đạt 1.221 người/km².[4]
Thành phố Tam Kỳ có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng.
Trước kia, từ vị trí một ngã ba (chữ Kỳ trong Tam Kỳ có nghĩa là 'ngã rẽ', không phải là 'mô đất cao'. Tam Kỳ nghĩa là 'ngã ba', không phải là 'ba mô đất cao'), nay trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chính, quảng trường,... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ.
Đến ngày 30 tháng 1 năm 1951, thị xã Tam Kỳ được thành lập và được chọn là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, huyện Tam Kỳ được gọi là quận Tam Kỳ và trực thuộc tỉnh Quảng Tín.
Sau năm 1975, hai huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ hợp nhất thành huyện Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 2 thị trấn: Tam Kỳ (huyện lỵ), Núi Thành và 21 xã: Tam An, Tam Anh, Tam Dân, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Lãnh, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Tiến, Tam Xuân.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập xã Trà Thượng của huyện Trà My vào huyện Tam Kỳ; hợp nhất xã Trà Thượng và xã Tam Sơn thuộc huyện Tam Kỳ thành xã Tam Trà.[7]
Ngày 1 tháng 12 năm 1983, chia xã Tam Trà thành 2 xã: Tam Trà và Tam Sơn.[8]
Từ đó, huyện Tam Kỳ có 2 thị trấn: Tam Kỳ, Núi Thành và 22 xã: Tam An, Tam Anh, Tam Dân, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Lãnh, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân.
Ngày 3 tháng 12 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 144-HĐBT[1]. Theo đó, chia huyện Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.
Thị xã Tam Kỳ có 7 phường: An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 10 xã: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng, Tam An, Tam Dân, Tam Thành, Tam Phước, Tam Ngọc, Tam Thái, Tam Lãnh.
Ngày 12 tháng 4 năm 1985, chia xã Tam Phước thành 2 xã: Tam Phước và Tam Lộc; chia xã Tam Dân thành 2 xã: Tam Dân và Tam Vinh.[9]
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Tam An thành 2 xã: Tam An và Tam Đàn.[10]
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Quảng Nam được tái lập, thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam.[11]
Ngày 21 tháng 3 năm 2002, thành lập phường An Phú trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tam Phú.[12]
Cuối năm 2004, thị xã Tam Kỳ có 8 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 13 xã: Tam An, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Thành, Tam Vinh.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2005/NĐ-CP[13]. Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tam Kỳ còn lại 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.
Ngày 26 tháng 10 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1993/QĐ-BXD công nhận thị xã Tam Kỳ là đô thị loại III.
Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tam Kỳ. Thành phố Tam Kỳ bao gồm 9 phường và 4 xã như hiện nay.[2]
Ngày 15 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 240/QĐ-TTg công nhận thành phố Tam Kỳ là đô thị loại II.[3]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập phường Phước Hòa vào phường An Xuân.[14]
Từ đó, thành phố Tam Kỳ có 8 phường và 4 xã như hiện nay.
Tỉnh Quảng Nam dự tính sẽ sáp nhập thành phố Tam Kỳ cùng 2 huyện Núi Thành, Phú Ninh để hình thành đô thị loại I trong tương lai.
Ngày 27/10/2015, tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản, Tổ chức Định cư con người Liệp Hiệp Quốc tại châu Á (UN Habitat châu Á) đã trao tặng giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á năm 2015" cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á" (gọi tắt là ATA) là giải thưởng quốc tế được thành lập vào năm 2010 bởi sự phối hợp của 4 tổ chức: Văn phòng Tổ chức định cư con người Liên Hợp Quốc vùng châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban định cư châu Á, Tổ chức thiết kế phong cảnh châu Á và Trung tâm nghiên cứu đô thị thành phố Fukuoka, (Nhật Bản) với mục tiêu công nhận một môi trường sống thoải mái, hạnh phúc cho người dân châu Á. Có 9 thành phố của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và vùng Đông Nam Á nhận giải thưởng danh giá này.[42]
Thành phố gồm có các đường phố chính như: Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Trưng Nữ Vương, Nguyễn Chí Thanh. Về các tuyến đường chạy dọc theo chiều dài nước ta có Quốc lộ 1 cùng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận thành phố Tam Kỳ song song với trục Quốc lộ 1. Với ga Tam Kỳ nằm ở đường Nguyễn Hoàng, phường An Xuân.