Sau thời gian đấu tranh chuyên án, tối 23/1, Bộ Công an công bố cơ quan điều tra (C03) khởi tố bị can Trần Tuyết Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Công ty Hải Hà) và hai thuộc cấp liên quan vụ dùng sai tiền quỹ bình ổn giá gây thất thoát 317 tỷ đồng và không khai nộp thuế bảo vệ môi trường làm thiệt hại 15 tỷ đồng.
Sau thời gian đấu tranh chuyên án, tối 23/1, Bộ Công an công bố cơ quan điều tra (C03) khởi tố bị can Trần Tuyết Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Công ty Hải Hà) và hai thuộc cấp liên quan vụ dùng sai tiền quỹ bình ổn giá gây thất thoát 317 tỷ đồng và không khai nộp thuế bảo vệ môi trường làm thiệt hại 15 tỷ đồng.
Thông tin này có thể không còn chính xác
8 Mạc Đĩnh Chi, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh (TPHCM)
Ngày 21/12, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Hải, 60 tuổi, bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam để điều tra tội Nhận hối lộ.
Nhiều năm qua, Thứ trưởng Hải là người phát ngôn của Bộ Công Thương, trả lời các vấn đề nóng của ngành tại họp báo Chính phủ thường kỳ. Ông Hải có nhiều năm làm việc tại Bộ Công Thương, từng giữ chức Cục trưởng Xúc tiến thương mại trước khi được bổ nhiệm làm thứ trưởng từ năm 2014 đến nay.
Tại Bộ Công Thương, ông phụ trách Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Cục Công nghiệp và trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực xăng dầu, xúc tiến thương mại, thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ.
Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải tại cuộc họp báo Chính phủ hôm 6/12. Ảnh: VGP
Một ngày trước, tại kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Hải cùng nhiều lãnh đạo khác của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026, bị xác định có những vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án/gói thầu do AIC thực hiện...
Biện pháp tố tụng với Thứ trưởng Hải được đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan liên quan.
Những người đầu tiên trong vụ án bị bắt từ hồi tháng 9 là bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và cấp phó Nguyễn Thị Như Phương với cáo buộc Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Đầu tháng 12, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt ông Lê Đức Thọ, cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, với cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; ông Lê Duy Minh, Giám đốc Sở Tài chính TP HCM, bị điều tra tội Nhận hối lộ.
Xuyên Việt Oil là một trong 37 đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu (gồm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hàng không), được thành lập năm 2005, có trụ sở tại TP HCM. Ngày 11/8, Xuyên Việt Oil bị Bộ trưởng Công Thương thu hồi giấy phép xuất, nhập khẩu xăng dầu, cấp ngày 19/11/2021 và hiệu lực tới tháng 11/2026.
Không được sao chép lại bất kỳ thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Điện tử VTC News
Chị Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1983, trú tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh) có chồng là anh Nguyễn Văn Xuân (SN 1981) đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Đài Loan bị cướp biển Somalia bắt giữ đã 4 năm nay.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh, vợ của thuyền viên Nguyễn Văn Xuân không thể cầm lòng mỗi khi nhắc đến chồng mình.
Chị Quỳnh buồn rầu kể: Cưới nhau xong, bố mẹ chia cho gần sào ruộng nên cuộc sống của vợ chồng cũng chỉ đủ ăn qua ngày. Khi 3 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống gia đình ngày càng trở nên khó khăn. Hai vợ chồng đi làm phụ hồ, vất vả mà vẫn không đủ ăn, anh Xuân bàn với vợ vay tiền đi XKLĐ ở Đài Loan. Ngày anh “xuất ngoại”, ai cũng vui mừng, hy vọng sớm gửi tiền về trả nợ, cải thiện cuộc sống gia đình. Nào ngờ, chưa được bao lâu thì chị nhận hung tin anh đang bị cướp biển Somalia bắt giữ.
“Trong khi tiền nợ chồng đi xuất khẩu chưa trả được, tôi lại chạy vạy khắp nơi để có tiền ra Hà Nội gửi đơn kêu cứu. Có khi hết tiền, trời rét mà vẫn phải ngủ ngoài vỉa hè. Cho đến giờ, tôi cũng chỉ biết ngày đêm khắc khoải mong chồng thoát nạn trở về” – chị Quỳnh nói trong nước mắt.
Các thuyền viên trên tàu HANAM #3 bị cướp biển Somalia bắt năm 2011. Trong đó có 3 người Việt Nam gồm: : anh Nguyễn Văn Hạ (số 1), anh Phan Xuân Phương (số 2) và anh Nguyễn Văn Xuân (số 6)
Bà Trần Thị Lĩnh, hàng xóm của chị Quỳnh chia sẻ: “Những năm chồng nó bị bắt, cuộc sống gia đình đi vào bế tắc. Hàng ngày, nó phải nai lưng đi làm phụ hồ kiếm tiền nuôi con nhỏ. Thế mà, vẫn chẳng đủ ăn. Thương hoàn cảnh của Quỳnh, bà con xóm giềng thỉnh thoảng sang cho ít cân khoai, yến gạo giúp đỡ mấy mẹ con”.
Đi xuất khẩu Đài Loan được hơn 10 tháng thì anh Nguyễn Văn Hạ (SN 1981, ở thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, Kỳ Anh) cùng chung số phận với anh Xuân. Trong nỗi tuyệt vọng, bà Nguyễn Thị Thủy, mẹ anh Hạ cho biết: Đầu năm 2011, Hạ đóng tiền cho Công ty XKLĐ Vinamotor để sang Đài Loan làm nghề khai thác hải sản.
Hai vợ chồng bà Nguyễn Thị Thủy ngày đêm mong ngóng tin con từ tay cướp biển Somalia.
Khi đang trên tàu NAHAM 3 của Đài Loan đánh cá thì gặp cướp biển Somalia. 26 thủy thủ trên tàu bị bắt giữ, trong đó, có 3 người Việt Nam gồm anh Hạ, anh Xuân và anh Phan Xuân Phương (SN 1989, trú xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An). Chừng nửa đêm một ngày tháng 3/2012, khi cả nhà đang ngủ thì nhận được điện của anh Hạ gọi về nói đang bị cướp biển bắt giữ, đòi số tiền chuộc 60.000 USD, mọi người hốt hoảng, lo lắng. Anh Hạ nhắn người thân thông báo cho phía Công ty XKLĐ Vinamotor để họ liên lạc sang Đài Loan đưa tiền cho cướp biển chuộc mình về.
Vợ chồng Hạ sinh được 3 người con, hoàn cảnh rất khó khăn nên phải tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Ngày đi, Hạ vay nóng 14 triệu đồng đặt cọc cho công ty cung ứng lao động. Vợ sinh đứa út được nửa ngày thì đến lịch bay, Hạ phải gác mọi việc riêng để lên đường. Vậy mà, chưa được bao lâu thì đã gặp nạn.
Công văn của Tổng công ty Công nghiệp ô tôt Việt Nam thông báo về việc 3 thuyền viên người Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt cóc.
Theo vợ chồng bà Thủy, gia đình nhiều lần ra Hà Nội tìm đến Công ty XKLĐ Vinamotor, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB&XH và Cục Quản lý lao động ngoài nước để gửi đơn cầu cứu. Tuy nhiên, từ đó đến nay, họ cũng chỉ hứa hẹn vì đang thương lượng để giải quyết. Đã 4 năm qua, gia đình bà Thủy vẫn đang mòn mỏi chờ đợi với hy vọng con trai sớm trở về.
Ông Phan Xuân Linh (SN 1945, trú xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), bố anh Phan Xuân Phương cho biết: “Sau khi nghe tin con trai bị cướp biển Somalia bắt cóc, vợ tôi đã ngã qụy rồi bị tai biến, nằm liệt giường mấy năm nay. Gia đình đã nhiều lần ra Hà Nội gửi đơn kêu cứu tới các bộ, ban, ngành nhưng đến nay vẫn không nhận được hồi âm”.
Dẫu biết, những lao động bị cướp biết bắt giữ giờ như ở “chân trời, góc bể” nhưng chúng tôi mong rằng, các cơ quan có trách nhiệm sớm tìm ra giải pháp để đưa họ đoàn tụ với người thân.