Chợ Tân Phú Châu Thành An Giang

Chợ Tân Phú Châu Thành An Giang

công cụ cập nhật địa chỉ các dịch vụ và shop bán hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

công cụ cập nhật địa chỉ các dịch vụ và shop bán hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.

(Xây dựng) – Ngày 24/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã ký ban hành Đề án số 01/ĐA-UBND thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp; thị trấn Đông Phú thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, đánh giá tiêu chuẩn của thị trấn gồm 04 tiêu chuẩn:

Về quy mô dân số thị trấn là 8.000 người, thực tế thị trấn Tân Long năm 2022 là 13.038 người. Trong đó, dân số thường trú là 13.006 người, dân số tạm trú quy đổi là 32 người. Diện tích tự nhiên từ 14km2 trở lên, thực tế thị trấn Tân Long có diện tích hiện nay là 22,11km2. Xã Tân Long nằm ở phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Đông Phước, huyện Châu Thành; phía Tây giáp xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp; phía Nam giáp xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp và phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy; phía Bắc giáp xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp. Xã Tân Long là nơi giao nhau của 2 tuyến đường thủy (kênh Xáng Nàng Mau và kênh Mương Lộ - Xẻo Vông) và 2 tuyến đường bộ quan trọng (Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 925B). Tiêu chuẩn về phân loại đô thị đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V, thực tế xã Tân Long đã được công nhận là đô thị loại V tại Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 của UBND tỉnh Hậu Giang. Tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Cân đối thu đủ chi thực tế năm 2022, tổng thu ngân sách của xã Tân Long là 7,8 tỷ đồng, tổng chi 7,7 tỷ đồng (trong đó, chi thường xuyên là 6,1 tỷ đồng); cân đối thu chi ngân sách đảm bảo kết dư.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất theo quy định đạt bình quân chung của huyện. Thực tế năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã Tân Long là 3,04%, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ hộ nghèo của xã tăng lên chiếm tỷ lệ 9,66%, năm 2022 đã giảm xuống còn 8,64%; trung bình ba năm gần nhất (2020 - 2022) là 7,11%, thấp hơn mức trung bình của huyện Phụng Hiệp ba năm gần nhất (2020 - 2022) là 7,86%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp theo quy định đạt từ 65% trở lên. Thực tế, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp xã Tân Long năm 2022 đạt 66,19%.

Qua đánh giá các tiêu chuẩn về quy mô dân số, đất đai, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội xã Tân Long đến cuối năm 2022, đã hoàn toàn đáp ứng các quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15. Theo đó, sẽ thành lập thị trấn Tân Long, huyện Phụng Hiệp trên cơ sở nguyên trạng xã Tân Long gồm: 22,11 km2 diện tích tự nhiên, 13.038 nhân khẩu và 8 ấp dân cư bao gồm: Ấp Thạnh Lợi A1, ấp Thạnh Lợi A2, ấp Thạnh Lợi B, ấp Thạnh Lợi C, ấp Phụng Sơn, ấp Phụng Sơn A, ấp Phụng Sơn B, ấp Long Phụng.

Với nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế toàn diện, trong những năm qua bên cạnh việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Đông Phú luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường phát huy các thế mạnh sẵn có, khơi dậy mọi nguồn lực để phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, mạnh về an ninh - quốc phòng, đưa xã Đông Phú phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với quyết tâm xây dựng Đông Phú đủ tiêu chuẩn để thành lập thị trấn.

Hiện trạng xã Đông Phú có diện tích tự nhiên là 16,99km2. Quy mô dân số năm 2022 là 10.118 người. Đơn vị hành chính có 6 ấp, bao gồm: Phú Nhơn, Phú Hưng, Phú Thọ, Phú Lộc, Phú Hòa, Phú Lợi. Xã Đông Phú đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V tại Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của UBND tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính: Phía Đông Bắc giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; Phía Tây Bắc giáp quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ; Phía Tây Nam giáp xã Đông Thạnh và thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông Nam giáp xã Phú Hữu và thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Phương án thành lập thị trấn Đông Phú, huyện Châu Thành, trên cơ sở nguyên trạng xã Đông Phú gồm: 16,99 km2 diện tích tự nhiên, 10.118 nhân khẩu và 6 ấp dân cư bao gồm: Ấp Phú Nhơn, ấp Phú Hưng, ấp Phú Thọ, ấp Phú Lộc, ấp Phú Hòa, ấp Phú Lợi.

Giải pháp chuyển đổi một số giấy tờ cơ bản của công dân sau khi thành lập thị trấn là: Các loại giấy tờ cần chuyển đổi gồm giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nhân thân, quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm những loại cơ bản như: Chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân), hộ chiếu quốc gia, giấy tờ hộ tịch, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký kinh doanh và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan, sau khi thành lập thị trấn, huyện sẽ chỉ đạo cơ quan công an và đơn vị có liên quan lập kế hoạch tiến hành thực hiện chuyển đổi giấy tờ cho người dân; phân công người phụ trách địa bàn, lịch làm việc với công dân theo từng ấp; trong đó ưu tiên thực hiện đối với những trường hợp người dân có nhu cầu chuyển đổi ngay, cấp bách. Đối với các loại giấy tờ còn lại, UBND huyện có thông báo, hướng dẫn để người dân nếu có nhu cầu chuyển đổi đến làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Theo đánh giá của Đề án: Thị trấn Tân Long sau khi thành lập sẽ phát huy được vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp với các chức năng dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp. Do đó, nơi đây sẽ được ưu tiên tập trung phát triển các công trình hạ tầng đô thị và các khu chức năng đô thị ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, nâng cao chất lượng, điều kiện cuộc sống đô thị cho nhân dân trong khu vực, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để phát triển và tăng trưởng nhanh các ngành kinh tế phi nông nghiệp.

Việc thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở và động lực thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được hết vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp với các chức năng dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp. Việc thành lập thị trấn Tân Long tạo sự ổn định trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch phát triển và quản lý, tăng khả năng thu hút đầu tư, tạo cơ hội việc làm cho lao động địa phương. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của tỉnh, của huyện và các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa cũng không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho địa phương có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, từng bước thay đổi tích cực diện mạo mới cho khu vực.

Sau khi thị trấn Tân Long được thành lập sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Kinh tế - xã hội tiếp tục được phát triển giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nguồn thu ngân sách tăng tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị giúp nâng cao và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đồng thời, việc trở thành công dân đô thị (thị trấn) đặt ra yêu cầu đòi hỏi người dân cần điều chỉnh nếp sống và sinh hoạt hiện nay theo hướng văn minh, tiến bộ hơn để phù hợp với một đô thị hiện đại, văn minh giàu bản sắc dân tộc.

Với vai trò là đô thị chuyên ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Hậu Giang, việc thành lập thị trấn Đông Phú kết hợp với việc xây dựng, đẩy mạnh phát triển Khu công nghiệp sông Hậu, cụm công nghiệp Đông Phú sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tiểu vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành nói chung và của thị trấn nói riêng.

Cơ cấu kinh tế của thị trấn chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn. Sau khi thành lập thị trấn Đông Phú, các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân theo quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.

Với vị trí thuận lợi, cách thành phố Cần Thơ khoảng 12km, đồng thời nằm trên tuyến Quốc lộ 91B, đường tỉnh 38, đường huyện 35 và nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã, thị trấn Đông Phú sau khi được thành lập sẽ là địa điểm thu hút hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; đảm bảo cho kinh tế địa phương ngày càng phát triển đi lên, mặt khác sẽ góp phần giải quyết vấn đề về việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Xã Đông Phú đã được quy hoạch, đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ từ trước. Sau khi thành lập thị trấn Đông Phú sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đồng bộ hoàn chỉnh, văn hóa - xã hội được bảo đảm.

Cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục sẽ được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trấn văn minh, từ đó tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa tinh thần và phúc lợi xã hội của người dân sẽ tốt hơn, hướng đến văn minh, tiến bộ, ý thức người dân được nâng cao, tạo chuyển biến về lối sống, nếp sống nông thôn sang đô thị. Tại các ấp của thị trấn sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp các địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.

Các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục sau khi thành lập thị trấn sẽ đạt kết quả tốt hơn, các hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng phong phú, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Sau khi thành lập thị trấn, cùng với sự phát triển về kinh tế của địa phương sẽ kéo theo sự phát triển về mọi mặt của lĩnh vực văn hóa xã hội, từ đó giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Nguồn thu ngân sách tăng tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, công trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao... giúp nâng cao và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân thị trấn.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho rằng: Sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa đã có những tác động nhiều mặt đến xã Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp, xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành; việc tổ chức, quản lý, điều hành của chính quyền theo mô hình nông thôn như hiện nay không còn phù hợp, cần thiết phải thành lập thị trấn để đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý đô thị. Việc thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp, thị trấn Đông Phú thuộc huyện Châu Thành là nhu cầu khách quan và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị tỉnh và quy hoạch chung đô thị Tân Long, Đông Phú đã được phê duyệt. Thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp, thị trấn Đông Phú thuộc huyện Châu Thành sẽ tạo điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực cho phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh - quốc phòng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành nói chung và nhân dân xã Tân Long, xã Đông Phú nói riêng.

Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Huyện Châu Thành nằm ở trung tâm tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:

Huyện Châu Thành có diện tích 285,44 km², dân số năm 2020 là 161.230 người[1], mật độ dân số đạt 565 người/km².

Đây là địa phương có đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi qua đã được đưa vào khai thác.

Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Minh Lương (huyện lỵ) và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú.

Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:

Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.

Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Rạch Giá ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.

Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp lập quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá, quận lỵ đặt làng Vĩnh Thanh Vân, gồm có 2 tổng: tổng Kiên Hảo với 8 làng và tổng Kiên Tường với 8 làng. Ngày 7 tháng 8 năm 1952, tổng Kiên Hảo gồm các làng: Thổ Sơn, Sóc Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Vĩnh Thanh Vân, Phi Thông, An Hoà; tổng Kiên Tường gồm có các làng: Minh Lương, Vĩnh Hoà Hiệp, Bình Sơn, Hoà Thạnh Lợi, Hoá Quản, Thới An, Thủy Liễu.

Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Rạch Giá.

Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh cho thành lập thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở tách đất từ quận Châu Thành cùng tỉnh.

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Kiên Thành thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập, quận lỵ vẫn đặt tại xã Vĩnh Thanh Vân. Đồng thời, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng tách đất quận Kiên Thành để lập thêm quận Kiên Tân cùng thuộc tỉnh Kiên Giang, quận lỵ đặt tại xã Tân Hiệp.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm các xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Kiên Giang.

Sau năm 1965, giải thể tất cả các tổng. Từ năm 1956 đến năm 1970, tỉnh lỵ Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang cũng nằm trong địa phận xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành. Như vậy, trong giai đoạn này xã Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Kiên Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang (tỉnh lỵ có tên là "Rạch Giá"). Đến ngày 30 tháng 9 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập thị xã Rạch Giá trên cơ sở hai xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa thuộc quận Kiên Thành trước đó. Đồng thời, quận lỵ Kiên Thành được dời về Rạch Sỏi.

Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, địa bàn quận Kiên Thành và quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ vẫn do huyện Châu Thành và thị xã Rạch Giá cùng thuộc tỉnh Rạch Giá quản lý. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng cho thành lập huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở phần lớn diện tích quận Kiên Tân thuộc tỉnh Kiên Giang của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau đó, huyện Châu Thành bị chia ra thành hai huyện: Châu Thành và Châu Thành A cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay lúc đó chính là huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá của phía chính quyền Cách mạng.

Năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 huyện Châu Thành A lại thuộc tỉnh Long Châu Hà. Riêng huyện Châu Thành thì vẫn thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà như trước đó cho đến đầu năm 1976.

Tháng 2 năm 1976, tái lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó.

Ban đầu, Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mỹ Lâm, Nam Thái Sơn, Phi Thông, Sóc Sơn, Vĩnh Hòa Hiệp.

Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP[3].Theo đó, chia huyện Châu Thành thành 2 huyện: Hòn Đất và Châu Thành.

Lúc này, huyện Châu Thành còn lại 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Phi Thông, Vĩnh Hòa Hiệp.

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[4].Theo đó:

Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[5].Theo đó:

Lúc này, huyện Châu Thành có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP[6].Theo đó, thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 2.907,21 ha diện tích tự nhiên và 11.119 nhân khẩu của xã Mong Thọ A.

Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP[7].Theo đó, thành lập xã Vĩnh Hòa Phú trên cơ sở 2.668,58 ha diện tích tự nhiên và 11.237 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa Hiệp.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8].Theo đó, thành lập xã Mong Thọ trên cơ sở 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu của xã Mong Thọ B.

Như vậy, đến thời điểm này, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Phú, Mong Thọ đều giữ ổn định như hiện nay.

Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào ngân sách tỉnh. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản,... Tại Châu Thành có khu công nghiệp Thạnh Lộc và cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất tỉnh (cũng là cảng cá lớn nhất nước), hiện nay đang được xây dựng thành khu công nghiệp nghề cá của tỉnh Kiên Giang. Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ được xây dựng. Hai quốc lộ 63 và 61 chạy qua Châu Thành đang được xây dựng.

Phà Tắc Cậu, An Biên đi Châu Thành - Rạch Giá

Sông Cái Bé, đoạn Châu Thành, Kiên Giang