Bạn đã từng tự hỏi về sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập? Trong thế giới kinh doanh phức tạp ngày nay, hai thuật ngữ này thường được sử dụng đồng nghĩa. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rõ ràng sự khác biệt quan trọng giữa chúng.
Bạn đã từng tự hỏi về sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập? Trong thế giới kinh doanh phức tạp ngày nay, hai thuật ngữ này thường được sử dụng đồng nghĩa. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rõ ràng sự khác biệt quan trọng giữa chúng.
Công thức tính doanh thu và thu nhập cung cấp một cái nhìn rõ ràng về sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong doanh nghiệp.
Công thức tính thu nhập có thể đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Trong trường hợp bán sản phẩm, thu nhập được tính bằng cách nhân giá trung bình của sản phẩm với số lượng sản phẩm đã được bán.
Thu nhập = Số đơn vị bán x Giá bình thường hoặc Thu nhập = Số lượng người tiêu dùng x Giá trung bình của dịch vụ
Trong khi đó, công thức tính doanh thu thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp là:
Doanh thu = Tổng giá trị bán ra của sản phẩm/dịch vụ x Đơn giá sản phẩm/dịch vụ + các khoản phụ thu khác.
Qua công thức trên, chúng ta có thể thấy rằng doanh thu được tính dựa trên tổng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đã được bán ra, cộng với các khoản phụ thu khác.
Tổng quan về công thức tính doanh thu và thu nhập cho thấy sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Trong khi doanh thu tập trung vào giá trị của các giao dịch kinh doanh, thu nhập tập trung vào số tiền cá nhân hoặc hộ gia đình kiếm được từ nhiều nguồn thu khác nhau.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về doanh thu và doanh số chúng ta cùng theo dõi bảng so sánh sau đây
Một trong những ví dụ điển hình thể hiện sự khác biệt giữa doanh số bán hàng và thu nhập ròng chính là Apple Inc., (AAPL):
Apple Inc ( AAPL ) đã công bố con số doanh số bán hàng là 260 tỷ đô la cho năm 2019. Doanh số của công ty giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập ròng của Apple trong cùng kỳ là 55,3 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước đó.
Từ số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng thu nhập ròng của Apple nhỏ hơn tổng doanh số, bởi vì thu nhập ròng là kết quả của tổng thu nhập trừ đi tất cả các chi phí hiện tại của Apple. Ví dụ trên cho thấy sự khác biệt giữa doanh thu và doanh số khi đề cập đến tài chính của công ty.
Tốc độ tăng trưởng doanh số và tăng trưởng doanh thu có thể đạt được theo nhiều cách khác nhau. Các công ty như Apple có thể đạt được tăng trưởng doanh số do việc phát hành các sản phẩm mới như iPhone mới, dịch vụ mới hoặc các chiến dịch quảng cáo mới, do đó tăng doanh số bán hàng. Lợi nhuận cuối cùng có thể đến từ việc tăng doanh số, hoặc có thể đến từ việc cắt giảm chi phí hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp rẻ hơn.
FastWork vừa chia sẻ một số điểm khác nhau giúp bạn phân biệt được doanh thu và doanh số qua bài viết trên đây. Cả doanh số và doanh thu đều thể hiện những giá trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Doanh số là tổng lợi nhuận rõ ràng khi công ty bán hàng.
Tuy nhiên, lợi nhuận thực tế được sử dụng cho các mục đích khác chỉ thu được sau khi trừ tất cả các chi phí phát sinh của công ty trong việc sản xuất và bán các sản phẩm này, cộng với các chi phí khác theo yêu cầu của hoạt động công ty.
Đây là lợi nhuận ròng hoặc doanh thu, đó là lý do tại sao tất cả các nhà phân tích, trình điều khiển thị trường và dự báo của công ty đều có xu hướng giống nhau trong phân tích của họ.
Xem chi tiết: Trọn bộ giải pháp văn phòng điện tử FastWork E-Office cho doanh nghiệp 4.0
FastWork.vn tự hào là đối tác tin cậy của hơn 1500+ doanh nghiệp Việt, đồng hành cùng hơn 30.000 người dùng mỗi ngày trên chặng đua chuyển đổi số.
KHỐI NHÀ NƯỚC: Cấp nước thành phố, Điện lực Quảng Ninh, Bệnh viện Trung Ương, Trường học…
KHỐI DOANH NGHIỆP: Vnpost, VPbank, Vietinbank, MetroMart, HONDA, Tập đoàn CMC, SEONGON, ACEFIC5, Thịnh Cường, SC Việt Nam…
Để nhận tư vấn chi tiết hơn về Phần mềm quản lý thu chi nội bộ FastWork Expense, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!
Doanh nghiệp tham khảo thêm:Hướng dẫn xây dựng báo cáo doanh thu bán hàng chi tiết nhấtBật mí mẫu kế hoạch kinh doanh 2021 khoa học nhất từ chuyên giaHướng dẫn 6 bước xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh trên WordChuyển đổi số là gì? Bức tranh tổng quan về Chuyển đổi số và vai trò
Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không?
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.
Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:
Về doanh thu: Điều 4, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.
Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).
Về chi phí thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế cụ thể:
Một: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) không đúng quy định cụ thể cơ sở kinh doanh trích vượt mức kh u hao được tính vào chi phí theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; số khấu hao của các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh; số khấu hao của các TSCĐ đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh và số khấu hao của TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Hai: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế cụ thể cơ sở kinh doanh vay vốn của các đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để góp vốn phát định, vốn điều lệ.
Ba: Chi phí không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thể các khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí phát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp.
Bốn: Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tính vào chi phí.
Năm: Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động.
Qua phân tích, từ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.