Tuân Úc là một đại công thân trong công cuộc xây dựng đại nghiệp của Tào Tháo.
Tuân Úc là một đại công thân trong công cuộc xây dựng đại nghiệp của Tào Tháo.
Chắc hẳn nhắc đến độ bền thì Nhựa Đài Loan luôn được người tiêu dùng tin tưởng và ứng dụng rộng rãi khi độ bền của nó có thể đạt lên tới 20 năm hơn so với MDF. Được làm từ chất liệu nhựa cao cấp từ Đài Loan, chất nhựa cực kỳ dày dặn, dày 2 lớp, rỗng và có tấm xương bên trong rất dày.
So với những loại vật liệu khác thì nhựa Đài Loan sẽ cứng và khó bị biến dạng khi chịu lực tác động. Quan trọng nhất là nhựa Đài Loan màu sắc sẽ không bị phai màu theo thời gian. Với các gia đình có trẻ con đang tuổi hiếu động thì nên lựa chọn nhựa Đài Loan, để tránh những cú va đập mạnh khi trẻ chơi trong nhà khiến cho các loại tủ kệ dễ bị bong tróc, đổ gãy.
Trước khi so sánh gỗ MDF và Nhựa Đài Loan loại nào bền tốt hơn, bạn cần phải nắm rõ được: Chất liệu gỗ MDF là gì? Nhựa Đài Loan là gì? Nó sẽ ứng dụng làm gì hiện nay?
Đầu tiên, tấm ván ép từ MDF được tạo nên từ: bột sợi gỗ, chất kết dính, hoạt chất chống ẩm, chất bảo vệ, bột trộn vô cơ. Hiện nay trên thị trường gỗ công nghiệp có 2 loại: Gỗ MDF thường và Gỗ MDF chống ẩm lõi xanh.
Ngoài ra, gỗ MDF là loại gỗ được sản xuất từ những nhánh cây, cành cây gỗ rừng trồng ngắn ngày. Các loại gỗ này cho vào máy băm thành dăm, lọc dăm, luộc dăm, sấy dăm rồi nghiền thành sợi. Sau đó các sợi gỗ được trộn với keo và các chất hoá học khác rồi được nén ép ở áp suất nhiệt độ cao.
Nhựa Đài Loan đặc biệt là vật liệu nhựa được sản xuất bởi Công ty CP Công nghiệp nhựa Chin Huei được tạo nên từ bột nhựa, bột đá và các chất phụ gia, cam kết không độc hại. Nhựa Đài Loan là loại nhựa rỗng ruột bên trong. Tuy rỗng ruột nhưng bên trong 2 mặt nhựa có các thanh gia cường song song với nhau tạo độ chịu lực cho tấm nhựa.
Nhắc đến độ mối mọt thì chắc chắn Nhựa Đài Loan Chin Huei đã chiếm lợi thế đáng kể. Bởi gỗ MDF sử dụng lâu ngày sẽ có mối mọt nhưng nhựa Đài Loan nói không với vấn đề đó. Chin Huei luôn cam kết không mối mọt. Mọi sản phẩm không có hoá chất tạo dẻo được kiểm định bởi Quatest và SGS.
Đặc biệt, công ty cổ phần sản xuất nhựa Chin Huei là thương hiệu nhựa Đài Loan chính hãng DUY NHẤT, được đánh giá cao về chất lượng và độ an toàn. Công ty cam kết luôn luôn tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001, mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Cho nên, tất cả các sản phẩm nhựa Đài Loan đều được dập mác “CHIN HUEI” chìm, khách hàng cần chú ý đến đặc điểm này. Các sản phẩm đều có màu sắc đa dạng và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế hãy luôn cẩn thận khi chọn mua sản phẩm nội thất nhựa Đài Loan nhé.
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về vật liệu MDF và nhựa Đài Loan có gì khác biệt đúng không nào? Theo vật liệu nội thất nhựa Đài Loan Chin Huei, việc lựa chọn giữa hai loại này phụ thuộc vào không gian và điều kiện đặt món đồ và giá thành không chênh lệch nhau quá nhiều. Nếu như bạn vẫn chưa đưa ra được lựa chọn cho không gian sống của mình. Đừng ngại liên hệ đến Chin Huei để được tư vấn nhiệt tình cụ thể nhé.
Tóm tắt: Bài viết xác định những tương đồng và khác biệt của quá trình định hình và phát triển trào lưu nhân văn trong văn học Hàn – Việt thế kỷ XVIII – XIX. Chứng dẫn qua một số hiện tượng thể loại, cảm hứng sáng tác, hệ thống chủ đề, tác gia, tác phẩm và nhân vật tiêu biểu. Phân tích nền tảng xu thế ly tâm chính thống, khẳng định ý thức con người cá nhân, chủ đề tình yêu và vai trò người phụ nữ. Nhấn mạnh ý nghĩa “giải Hán hóa”, “giải thể thể loại văn học chữ Hán” và đối sánh qua một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu ở Hàn Quốc (thể loại Sasol Sijo, ca từ khuê phòng và tạp ca, Quý Sửu nhật ký, Nhân Hiển Vương hậu truyện, Xuân Hương truyện…) và Việt Nam (ra đời các thể loại ngâm khúc, truyện thơ, hát nói, tiểu thuyết chương hồi)...
Từ khóa: Trào lưu nhân văn, Văn học trung đại Hàn Quốc, Văn học trung đại Việt Nam, Văn học thế kỷ XVIII-XIX, So sánh
Khi tìm hiểu những tương đồng và khác biệt của văn học Việt – Hàn giai đoạn hậu kỳ trung đại (thế kỷ XVIII – hết thế kỷ*XIX), chúng tôi đã thực hiện một phép so sánh và đi tới xác định ba đặc điểm chính. Thứ nhất, văn học Hàn Quốc có sự kế thừa đậm nét các giá trị nhân văn giai đoạn trước trong khi văn học Việt Nam chuyển đổi, phát triển vượt bậc cả về ý thức con người cá nhân cũng như khả năng rộng mở về thể loại và số lượng tác phẩm. Lý do bởi phải đến giai đoạn này thì đô thị ở Việt Nam mới có điều kiện phát triển và bừng tỉnh các giá trị nhân văn, xuất hiện nhu cầu soát xét lại quá khứ và khẳng định quyền sống con người một cách trực diện và mạnh mẽ. Thứ hai, quá trình giải thể thể loại văn học chữ Hán và hội nhập thế giới hiện đại vào chặng cuối thế kỷ XIX đã vận hành theo những xu thế khác xa nhau. Ở Hàn Quốc, theo nhận định của Giáo sư Jung Min: “Một trong những mặt mang tính đặc trưng của văn học chữ Hán cuối thế kỷ XIX là sự bắt đầu giải thể thể loại một cách rõ rệt. Sự sáng tác thơ phá cách mà đại biểu là Kim Sat Kat là hiện tượng mang tính chất tượng trưng nhất. Họ mượn thể loại thơ chữ Hán nghiêm túc để sáng tác những bài thơ hài hước theo lối giễu cợt trào phúng, qua đó họ thách thức với quyền uy của văn đàn chính thống”[1]. Ở Việt Nam, hiện tượng mang màu sắc giải thể các thể loại này diễn ra chủ yếu ở bộ phận thơ ca chữ Nôm, trong khi dòng thơ chữ Hán cơ bản vẫn giữ nguyên tính bác học, nghiêm túc, quan phương. Lý do có thể bởi nhu cầu tự thân của bộ phận văn học chữ Hán chính thống ở Hàn Quốc đã đủ điều kiện chín muồi và xuất hiện nhu cầu tự phản biện, tự phê phán, đổi thay, trong khi văn học Việt Nam lại chưa đi hết quán tính của mỹ học phong kiến. Thứ ba, bước sang nửa cuối thế kỷ XIX, văn học Hàn Quốc tự giải thể và chuyển dần sang “thời khai hóa” như một nhu cầu nội tại, phù hợp qui luật thì văn học Việt Nam lại phải đương đầu với thế lực thực dân Pháp (từ 1858), khiến nó phải co cụm lại, gồng mình lên trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc[2]… Đây cũng là ba đặc điểm chính yếu làm nên đặc điểm trào lưu nhân văn mỗi nước.
Thực tế cơ sở lịch sử - văn hóa nói trên qui định các đặc điểm về đội ngũ tác giả, hệ thống văn tự và thể loại, quan niệm thẩm mỹ và hệ thống chủ đề làm nên trào lưu nhân văn hai nước Hàn – Việt thế kỷ XVIII-XIX.
So với các giai đoạn trước, đội ngũ tác giả văn học thế kỷ XVIII-XIX có sự phát triển vượt bậc về số lượng. Trên nền tảng tinh thần thực học, các tác gia nhà nho đều hướng sự chú ý với các vấn đề hiện thực đang đặt ra cho dân tộc mình và mở đường cho trào lưu nhân văn phát triển. Có thể lấy ý kiến nhận định về thời đại thực dụng và phong trào thơ tả thực ở Hàn Quốc cũng là đặc điểm chung cho cả Việt Nam: “Thế kỷ XVIII là thế kỷ có ý nghĩa đặc biệt không chỉ về lịch sử văn học mà còn về lịch sử văn hóa. Thời kỳ từ đời vua Yeongjo (Anh Tổ, 1724-1776) đến đời vua Jeongjo (Chính Tổ, 1776-1800) được gọi là thời đại thực học về mặt lịch sử tư tưởng, thời đại thực dụng hoặc còn gọi là chủ nghĩa thực dụng về mặt văn hóa”[3]…
Trên thực tế, số lượng các nhà văn Hàn Quốc nổi bật giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX có Park Chi-won – Phác Chỉ Nguyên (1737-1805), Jeong Yak-yong – Đinh Nhược Dung (1762-1836), Kim Chon-taek – Kim Thiên Trạch, người họ Hồng cung Huệ Khánh (1735-1815), Sin Che-hyo – Thân Tại Hiếu (1812-1884), Kim Sat Kat (1807-1863)… Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nhận định về xu thế giải thể các thể loại văn học chữ Hán và diện mạo kiểu tác giả văn học Hàn cuối mùa quân chủ: “Cho dù đã đến cuối thế kỷ XIX nhưng văn học chữ Hán [4]vẫn là thể loại văn học chính… Đến cuối thế kỷ XIX, thơ chữ Hán đã tỏ rõ hình thái phức tạp và có mâu thuẫn muốn thoát ra khỏi hình thức nghìn bài như một và đơn thuần như trong quá khứ. Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là hiện tượng thơ văn trào phúng. Tính chân thật trong thơ dần dần mất đi, nét trào phúng và hài hước ngày càng nhiều lên, đồng thời qui tắc làm thơ chính thống bắt đầu giải thể. Thơ văn trào phúng đã xuất hiện trên cơ sở tư duy mới, thoát khỏi ý niệm cũ, chủ nghĩa cũ”[5]…
Khác với sự “chín sớm” của đội ngũ tác giả làm nên trào lưu nhân văn từ thế kỷ XVII và tiếp nối qua hai thế kỷ XVIII-XIX ở Hàn Quốc thì tại Việt Nam lại diễn ra chủ yếu ở hai thế kỷ XVIII-XIX. Chỉ trong hai thế kỷ này, ở Việt Nam đã xuất hiện cả một thế hệ văn nhân tiêu biểu gắn với trào lưu nhân văn như Vũ Phương Đề (1697-?), Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Lê Hữu Trác (1720-1791), Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Nguyễn Huy Lượng (1759-1808), Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (1768-1839), Nguyễn Án (1770-1815), Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII-XIX), Phạm Thái (1777-1813), Nguyễn Công Trứ (1778-1859), Cao Bá Quát (1808-1855), Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Khuyến (1835-1909), Tú Xương (1870-1907)...
Thực tế nói trên cho thấy sự hình thành đội ngũ tác giả làm nên trào lưu nhân văn ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn, nằm trọn vẹn trong hai thế kỷ XVIII-XIX. Điều này góp phần qui định toàn cảnh diện mạo và đặc điểm của trào lưu nhân văn mỗi nước.
2. Về hệ thống văn tự và thể loại văn học
Xét về ngọn nguồn, về cơ bản văn học tiếng Hàn (Quốc ngữ) ở Hàn Quốc phát triển sớm hơn ở Việt Nam. Đến thế kỷ XVIII-XIX, mỗi nước lại có cách ứng xử ít nhiều khác biệt với cả hai hệ thống văn tự: tiếng Hán ngoại nhập và ngôn ngữ dân tộc.
Ở Hàn Quốc, bộ phận văn học chữ Hán có xu thế ly tâm với chính thống, hướng tới phản ánh đời sống hiện thực và thể hiện rõ nét hơn sắc thái dân tộc Hàn, nổi bật với đóng góp của Jeong Yak-yong – Đinh Nhược Dung, người đã nêu tuyên ngôn và tạo lập nên “phong cách Choson”. Điều này tạo nên hiện tượng chi phối lẫn nhau trong mối quan hệ giữa hệ thống văn tự và xu thế “giải thể thể loại”, giữa ngôn từ nghệ thuật và khả năng chuyển tải nội dung đời sống hiện thực. Các nhà nghiên cứu văn học Hàn Quốc cho biết: “Văn học chữ Hán cuối cùng đến thời khai hóa đã suy tàn, nhưng nếu xem xét báo và tạp chí của thời kỳ này khai hóa thì thấy thơ chữ Hán vẫn được sáng tác, vẫn là thể loại chủ yếu. Vào thời kỳ này, không những ca từ khai hóa mà cả Sijo cũng được tiếp tục đăng tải và thơ chữ Hán cũng vẫn được đăng tải nhiều, số lượng lên tới mấy vạn bài. Thơ ca thời kỳ khai hóa nếu không có thế mạnh của chữ Hán tác động thì đa số thơ ca chữ Hàn cũng không thể sáng tác được… Điều thú vị là sự thay đổi hình thức về mặt thể loại thì sâu đậm chưa từng có, nhưng ngược lại, chủ đề các tác phẩm lại rất bảo thủ và cứng nhắc… Thể loại văn học chữ Hán thời kỳ này đã bị giải thể, chỉ để lại tàn dư và có tính chất hình thái trong nhiều thể loại văn học chữ Hàn”[6]…
Tại Việt Nam, mặc dù chữ Nôm (ghi âm tiếng Việt) xuất hiện từ khoảng thế kỷ XIII-XIV, phát triển khá mạnh ở thế kỷ XV-XVII nhưng sang thế kỷ XVIII-XIX thì trỗi dậy mạnh mẽ, làm nên thành tựu chủ yếu của trào lưu nhân văn chủ nghĩa. Ở đây có hai điểm cần chú ý. Thứ nhất, nguồn thơ chữ Hán xuất sắc của Nguyễn Du, Cao Bá Quát và nhiều tác phẩm ký, tiểu thuyết chương hồi cũng bằng chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển. Thứ hai, điều này quan trọng hơn, bộ phận thơ Nôm luật Đường với tên tuổi Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện, đồng thời xuất hiện ba dòng thể loại thơ Nôm đặc sản (ngâm khúc, truyện thơ và hát nói) đã góp phần quyết định làm nên linh hồn trào lưu nhân văn cũng như lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX.
3. Quan niệm thẩm mỹ và hệ thống chủ đề làm nên trào lưu nhân văn trong văn học Hàn - Việt thế kỷ XVIII-XIX
Nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy có độ chênh nhất định cả về thời gian xuất hiện cũng như độ đậm đặc các quan niệm thẩm mỹ và hệ thống chủ đề làm nên trào lưu nhân văn ở hai nước trong hai thế kỷ XVIII-XIX.
Nếu như ở Việt Nam, trong nhiều thế kỷ trước chỉ có Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) vốn là tác phẩm “bên lề” giàu chất nhân văn thì ở Hàn Quốc, ngoài tác phẩm Kim Ngao tân thoại của Kim Si Seup - Kim Thời Tập (1435-1493) được coi là tương đương với Truyền kỳ mạn lục, lại vẫn có nhiều tác gia, tác phẩm, trào lưu sáng tác in đậm sắc màu nhân văn. Khi khảo sát diện mạo văn học Hàn Quốc thế kỷ XVII, đặc biệt dừng lại tìm hiểu hai tiểu thuyết Cửu vân mộng và Tạ thị Nam chinh ký của Kim Man Chung - Kim Vạn Trọng (1637-1692), chúng tôi đã đi đến nhận xét: “Qua những phân tích trên đây có thể thấy văn học Hàn Quốc giai đoạn này có phần rộng mở hơn, ly tâm nhiều hơn, khoảng tự do sáng tạo cũng rộng rãi hơn. Trên cơ sở đó, cả về số lượng tác phẩm cũng như hình thức thể loại cũng phong phú hơn, đặc biệt với việc xuất hiện loại chữ Han-gul ghi âm tiếng Hàn và dòng tiểu thuyết chữ Hàn. Có được điều đó là bởi đô thị ở Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, các vấn đề liên quan đến lưu hành tiểu thuyết và đời sống văn học nói chung cũng mang tính thương mại (sao chép, diễn đọc, cho thuê sách và xuất bản) cũng diễn ra sớm và với nhịp độ gấp rút hơn”[7]… Điều này thể hiện rõ ở sự chín sớm, xuất hiện sớm (so với Việt Nam) của tiểu thuyết chữ Hàn (Hangul), loại tiểu thuyết khuê phòng, tiểu thuyết dòng họ, tiểu thuyết anh hùng và nhân vật nữ anh hùng. Với sự khởi động và chín sớm từ thế kỷ XVII, trào lưu nhân văn Hàn Quốc tiếp tục tràn qua và đạt nhiều thành tựu trong hai thế kỷ XVIII-XIX.
Bước sang thế kỷ XVIII, văn học Hàn Quốc xoay chiều hướng nhiều hơn về cái thực và định hình dòng thơ tả thực, đặc biệt với sự khẳng định “phong cách Choson” (gia tăng tiếng nói chủ thể, chất tự sự, nội dung hiện thực, đời sống dân chúng, ý thức về nguồn văn học dân gian, ca dao). Lời tuyên ngôn của Jeong Yak-yong – Đinh Nhược Dung: “Tôi là người Choson nên tôi vui vẻ làm thơ của Choson”, từ đó tạo nên dòng chảy chủ lưu cho văn học Hàn Quốc hướng về những vấn đề thiết cốt của quốc gia, dân tộc. Trên thực tế, ở đây tiếp tục diễn ra hiện tượng “lưỡng đầu chế” có ý nghĩa thời đại: một mặt, bộ phận văn chương “chân thư” (cung đình, chính thống, quan phương) vẫn đề cao đạo lý và chuẩn mực xưa cũ (vua Jeongjo - Chính Tổ (1776- 1800) đã hạn chế tinh thần khai sáng, gia tăng kiểm duyệt, cưỡng chế văn nhân quay về lối cổ văn thuần túy); mặt khác, bộ phận văn chương “ngạn thư” (tầng lớp văn nhân thị dân và bình dân theo ngọn cờ Park Chi- won – Phác Chỉ Nguyên, Jeong Yak-yong – Đinh Nhược Dung) phát triển mạnh mẽ, trở thành xu thế không thể đảo ngược.
Trên nền tảng tinh thần tả thực, hướng về thực tại, trào lưu nhân văn trong văn học Hàn Quốc thế kỷ XVIII-XIX thể hiện sâu sắc ý thức về quyền sống con người, nhấn mạnh chủ đề nhân tình thế thái, tập trung khai thác chủ đề tình yêu, quan hệ tính dục và thế giới tình cảm phong phú của con người. Theo sát xu thế thi ca về nguồn Choson, dòng văn xuôi tiểu phẩm, tản văn, truyện ký của phái văn nhân Bắc học (gồm Park Chi-won – Phác Chỉ Nguyên với tác phẩm Nhiệt Hà nhật ký và các tác giả Yi Tơc Mu, Park Chê Ha, Yu Tưc Kong, Yi Yoong Hyu, Yi Ôk…) tiếp tục hợp lực làm nên sức mạnh trào lưu nhân văn đương thời.
Nhìn từ một phía khác, sự lên ngôi của thể loại Sasol Sijo (vốn có cội nguồn từ Hyang-ca rồi được nâng cao với thể Sijô) đã mở rộng nguồn cảm hứng và thay đổi căn bản quan niệm thẩm mỹ, thu hút vào đó “chủ đề tình yêu mang tính dục mãnh liệt”. Có thể thấy âm hưởng tiếng nói kẻ bên lề này có phần tương đồng với lối thơ Hồ Xuân Hương của Việt Nam. Tính chất bên lề này bắt đầu ngay từ vấn đề tác giả và xuất xứ các bài thơ. Chỉ biết người thu thập văn bản Sasol Sijo lại chính là anh lính lệ - chàng nghệ sĩ hát rong Kim Chon Taek – Kim Thiên Trạch. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đánh giá cao ý nghĩa giải phóng bản năng và tự do cá nhân, thức tỉnh quyền sống con người, đề cao mỹ học tiếng cười ở thể loại Sasol Sijo qua sưu tập Thanh Khâu vĩnh ngôn (1728): “Xem tác phẩm thì thấy đủ mọi vấn đề phá cách từ miêu tả trực tiếp tình yêu nam nữ đến một phần cuộc sống tự do ở đô thị, đời sống khó khăn vất vả của người dân tầng lớp dưới… Nguyên lý mang tính mỹ học của Sasol Sijo là nụ cười. Ngay cả sự tố cáo điều bất hợp lý và mâu thẫn về thân phận xã hội, sự châm biếm tầng lớp thống trị, sự phản ánh cuộc sống vất cả của dân nghèo cũng đã cơ bản tạo nên nụ cười trong tác phẩm… Quan điểm này trong lĩnh vực mỹ học của Sijô có thể hiểu là hình tượng đa dạng của nhân tình thế thái chiếm vị trí chủ yếu... Hình tượng nhân vật và tình cảm mà Sasol Sijo thể hiện hoàn toàn thoát ra khỏi cái khung của quan niệm Lý học, miêu tả theo cuộc sống hiện thực và dục vọng mang tính bản năng của con người. Từ trừu tượng cao xa hạ xuống thực tế cụ thể, đó là mệnh đề trung tâm của mỹ học Sasol Sijo”[8]… Xét về bản chất, cảm hứng thẩm mỹ ở đây có xu thế ly tâm chính thống, khẳng định ý thức con người cá nhân, chủ đề tình yêu và vai trò người phụ nữ. Xin đọc một bài Sasol Sijo:
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc bình luận: “Xem bài ca này thì thấy, tình yêu mà Sasol Sijo thể hiện được hình tượng hóa bằng những cái lưới hoặc giàn cây leo. Nói cách khác là, ở đây, tình yêu có sức sống bền bỉ và sức vươn lên mạnh mẽ, hơn nữa, còn chia sẻ niềm vui tình ái mang tính thể xác. Đó là tình yêu có sức mạnh vô bờ bến”[9].
Xét từ góc độ tiếp nhận, chính các tác giả Văn học sử Hàn Quốc (Từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX) cũng phản tỉnh và bày tỏ chính kiến về lối nghiên cứu tả khuynh, “bắt vít”, thiên về đánh giá chủ quan, khiên cưỡng, nâng quan điểm, hiện đại hóa vấn đề và bộc lộ rõ cách nhìn phi lịch sử: “Nếu như nói văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực thì Sasol Sijo chính là chiếc gương kỳ diệu. Ta thường có quan niệm rằng Sasol Sijo có nội dung chủ yếu phê phán một cách thẳng thắn đối với mâu thuẫn mang tính phong kiến. Nhưng trên thực tế, khó có thể tìm thấy những bài Sasol Sijo phê phán một cách trực tiếp như quan niệm trên. Ngược lại, sự miêu tả các hình tượng nhân vật nêu trên một cách cụ thể với âm thanh đa dạng có thể coi là cương lĩnh cơ bản của Sasol Sijo”[10]… Có thể coi đây cũng là bài học chung cho giới nghiên cứu cổ văn ở hai nước và thế giới nói chung.
Trong xu thế “giải Hán hóa” và “giải thể thể loại văn học chữ Hán”, văn học Hàn Quốc thế kỷ XVIII-XIX có xu thế ly tâm chính thống, mở rộng diện đề tài và phạm vi phản ánh hiện thực như hệ thống chuyện kín trong cung cấm, chuyện hoàng hậu bị giam trong cung điện (tiểu thuyết tư liệu chữ Hán Quý Sửu nhật ký của tác giả khuyết danh), chuyện nhà vua lấy thiếp làm rối loạn nước (tiểu thuyết lịch sử Nhân Hiển Vương hậu truyện), chuyện nhà vua giam giữ con trai vào rương đựng gạo cho đến chết (hồi ký Nhàn trung lục của Hoàng thái hậu họ Hồng)… Mở rộng hơn nữa là kiểu chuyện được hát trên sàn diễn với đề tài mối tình kỹ nữ, cặp đôi “Tài tử giai nhân” với thể văn nhạc kịch – tiểu thuyết Pan-sô-ry (Xuân Hương ca (truyện), Thẩm Thanh ca (truyện), Hưng Phu ca (truyện),…). Các tác phẩm này đều in đậm sắc thái bi ai, những tấn bi kịch đời thường, phản ánh chủ đề quan hệ tình yêu và gia đình, trong đó có sự giao thoa, hỗn dung các thể loại và thể văn khác nhau.
Gắn với hệ thống chủ đề và quan niệm thẩm mỹ, văn học Hàn Quốc thể hiện rõ ưu thế ở loại hình trữ tình, hệ thống ca từ, tạp ca và ca dao đại chúng. Nổi bật ở đây là xu thế mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, những cảnh ngộ khác nhau và thế giới tâm hồn con người. Loại ca từ khuê phòng đặc biệt phù hợp với sự diễn tả những niềm vui và nỗi buồn người phụ nữ, những cuộc đời bất hạnh, những đắng cay phải chịu đựng trong cuộc sống thường ngày. Những tác phẩm như Lão thiếu nữ ca (kể về bi kịch người phụ nữ quá lứa lỡ thì và ước mơ một ngày hạnh phúc), trường ca Bà mẹ có con trai bị bỏng (kể về bi kịch gia đình suy sụp, mẹ con chịu nhiều nỗi khổ, dài tới 1600 câu thơ)… đã xác định thực tế “khuynh hướng tiểu thuyết hóa trong ca từ ở cuối thời Choson”. Rõ ràng việc quan tâm đến số phận người phụ nữ trên nhiều phương diện khác nhau là một chỉ số quan trọng trong việc xem xét, đánh giá diện mạo trào lưu nhân văn ở Hàn Quốc thế kỷ XVIII-XIX cũng như mọi thời đại.
Đối sánh với nền văn học Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX, có thể thấy, đây là giai đoạn phát triển trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, vừa có nội chiến vừa hướng tới thống nhất đất nước, vừa xuất hiện phong trào nông dân khởi nghĩa vừa có chống ngoại xâm, vừa có những trang văn đạt tới đỉnh cao vừa mở rộng giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng từ bên ngoài. Đội ngũ tác giả chủ yếu là nhà nho nhưng đã có sự phân hóa mạnh mẽ, bao gồm các tầng lớp vua quan và nho sĩ, bác học và bình dân. Sáng tác bằng chữ Nôm đạt thành tựu vượt trội so với chữ Hán. Các thể loại văn học in đậm bản sắc dân tộc phát triển lên một tầm cao mới, đưa đến những giá trị thẩm mỹ giàu tính nhân văn. Hiện thực xã hội được phản ánh đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn, mở rộng hơn các sắc thái tình cảm. Ý thức con người cá nhân được khai thác từ nhiều góc độ và thể hiện trong nhiều nhân vật điển hình sinh động. Tính chức năng, giáo huấn và những quy phạm hình thức ngày càng giảm nhẹ trong khi chất văn chương và kiểu văn học hình tượng ngày càng được phát huy.
Về tiến trình phát triển thể loại cần đặc biệt chú ý đến sự ra đời của ngâm khúc, truyện thơ và hát nói. Tất cả được thể hiện bằng chữ Nôm. Thể loại ngâm khúc xuất hiện sớm với hai tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (Thế kỷ XVIII) rồi được Đoàn Thị Điểm diễn Nôm và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Cả hai tác phẩm đều tập trung khẳng định những giá trị nhân văn, in đậm sắc thái bi kịch trữ tình, phản ánh số phận người phụ nữ bị bỏ rơi nơi cung cấm và nỗi cô đơn khi chồng ra trận... Với tư cách là con người, họ có đủ mọi cung bậc tâm trạng vui buồn. Quan trọng hơn, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc dám bộc lộ rõ nhu cầu tình cảm và ước vọng quan hệ thân xác với nhà vua:
Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng.
Hoặc như người chinh phụ khao khát nhớ chồng trong Chinh phụ ngâm, không hứa hẹn gặp gỡ ở một cõi trời nào khác, mà mong được chung sống, tận hưởng hạnh phúc ngay giữa cuộc đời trần thế này:
Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy,
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.
Việc thể hiện các sắc thái thẩm mỹ đạt hiệu quả đặc biệt rõ nét ở hệ thống truyện thơ Nôm với hàng chục tác phẩm, đủ cả loại truyện bác học và bình dân. Trong số đó, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật chính là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thế mạnh của truyện thơ là khả năng bao quát phạm vi hiện thực rộng lớn, xây dựng được nhiều nhân vật điển hình. Nhiều khía cạnh nội dung và nghệ thuật thuộc phạm trù cái đẹp đã được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học thời kỳ này. Nếu như văn học thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII căn bản hướng đến xác lập các phạm trù thẩm mỹ qui phạm (ngay cả khi có sự phê phán cũng chủ yếu nhằm phê phán để khẳng định chứ không nhằm phủ nhận, phủ định) thì văn học thế kỷ XVIII-XIX lại hướng đến ly tâm chính thống, giải phóng con người cá nhân, khẳng định trào lưu nhân văn, thực hiện “giải Hán hóa”, chống công thức, khuôn phép, lễ nghĩa Nho giáo. Điều này thể hiện rõ ở hệ thống chủ đề tình yêu, mô típ “tài tử giai nhân” và việc đề cao quyền sống con người. Nói riêng trong chủ đề tình yêu, vẻ đẹp hình thể người phụ nữ được coi trọng và được miêu tả trực diện như nàng Thúy Kiều trong Truyện Kiều:
Rày rày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Quan niệm về cái đẹp thuộc về phẩm chất con người cũng có những thay đổi đáng kể so với đạo đức Nho giáo truyền thống. Thúy Kiều bán mình lấy tiền chuộc cha, sau 15 năm lưu lạc, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần trú ngụ nơi cửa chùa, rút cuộc vẫn được người yêu là Kim Trọng đánh giá cao:
Bụi nào cho đục được mình ấy vay.
Thế giới nhân vật trong Truyện Kiều không chỉ có hai màu sáng tối tương phản mà đã trở nên đa dạng, sinh động hơn, có cả nhân vật chính diện, phản diện và nhiều nhân vật trung gian khác nữa. Thậm chí ngay nhân vật chính diện Thúy Kiều, trong tình thế nhất định, cũng có những mặt hạn chế như cả tin, tham tiền, ăn cắp chuông vàng khánh bạc nhà Hoạn Thư… Tất cả những điều này làm nên một bảng màu phạm trù thẩm mỹ những nét tươi mới, khác biệt so với giai đoạn văn học trước đây.
Phần lớn các truyện thơ Việt Nam đều vay mượn cốt truyện từ Trung Quốc nhưng được sáng tạo lại theo phương thức giản lược nội dung tự sự và gia tăng yếu tố trữ tình. Nhờ lời thơ bằng ngôn ngữ tiếng Việt và vận dụng thành thục các thành ngữ, tục ngữ, lối cảm, lối nghĩ quen thuộc và chủ yếu được thể hiện bằng lối thơ lục bát giàu âm điệu, dễ hiểu, dễ thuộc nên Truyện Kiều có sức ảnh hưởng sâu rộng trong đông đảo công chúng[11]. Có thể coi đây là cái đẹp của sự kết hợp giữa văn chương bác học hàn lâm với văn hóa – văn học dân gian mà bằng chứng là thành tựu thi ca lấn át văn xuôi, tư duy nghệ thuật trữ tình lấn át tư duy tự sự, còn lại chính kịch hầu như chưa phát triển (chỉ có ca kịch, tuồng, chèo)…
Ngoài nguồn thơ chữ Hán xuất sắc của Nguyễn Du, Cao Bá Quát, bộ phận thơ Nôm luật Đường với tên tuổi Hồ Xuân Hương (thế kỷ XVIII-XIX) đã đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện và đến nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có thể hình dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương như một hình thức “lễ hội giả trang”, tạo nên hệ qui chiếu thẩm mỹ khác biệt, đối nghịch với hệ thống mỹ học phong kiến chuẩn mực. Thơ Hồ Xuân Hương hầu hết đều có ẩn ý hai nghĩa, liên quan đến bộ phận kín, gợi tình, gợi chuyện quan hệ nam nữ. Đồng thời với tiếng nói ngôn từ mạnh bạo ở bề nổi - những lực ly tâm tràn đầy mạnh mẽ - là một phong cách nghệ thuật độc đáo, trong đó bao hàm các thao tác nhân cách hóa vũ trụ (coi mặt trăng, hang đá, đèo núi cũng rung động, cũng có khát vọng yêu đương, có tình cảm như con người) và tự nhiên hóa con người (hình tượng hóa con người như là cái quạt, quả mít, bánh trôi)...; mặt khác bộc lộ sâu sắc mỹ học về cái thô tục, lối nói ỡm ờ “đố tục giảng thanh” vốn phổ biến trong tư duy dân gian mà từ gần nửa thế kỷ trước nhà Việt học N. I. Nhiculin đã dẫn giải: “Rõ ràng ở đây cần phải áp dụng một thuật ngữ do M. M. Bakhtin đưa ra: “tiếng cười lưỡng trị” - trong đó có sự chửi mắng và khen ngợi, sự phủ định và khẳng định, sự chết đi và sinh thành đều hòa nhập vào nhau như hai mặt của một quá trình “tái sinh” thông qua sự cười nhạo và hạ thấp, thông qua sự “văng vào bộ phận dưới của cơ thể”[12]… Đặc tính “lưỡng trị” trên đây chính là sự biểu hiện những đặc điểm của nhân vật trữ tình trong thế đối lập và trong tính thống nhất. Điều này thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ giữa các phạm trù cái bi và cái hài, cái thanh cao và cái thô tục; giữa khả năng vận dụng các thể tài văn chương bác học và tư duy thơ ca dân gian; giữa ý thức về hạnh phúc tình đời và thái độ phê phán sâu cay những thói đạo đức giả; giữa ý thức về con người cá nhân và thực trạng những số phận bất hạnh. Trong mối quan hệ đó, chính phương diện thứ nhất mới là mạch ngầm, tiềm ẩn, là xu thế thống nhất và cơ sở ngọn nguồn quy định mọi dòng mạch trữ tình và thế giới thẩm mỹ thơ Hồ Xuân Hương[13]…
Về văn xuôi tự sự chữ Hán có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và định hình rõ nét phong cách thể loại. Ở đây hoàn toàn có thể đi sâu nghiên cứu đặc điểm các thể loại và hệ thống chủ đề, quan niệm thẩm mỹ và tâm thế sáng tạo, từ đó qui về cộng đồng các loại hình “tự sự lịch sử”, “văn xuôi tôn giáo”, “văn xuôi nghi lễ” hay “văn xuôi nghệ thuật”[14]. Trong số 7 bộ tiểu thuyết chương hồi đặc biệt có Hoàng Lê nhất thống chí (皇 黎 一 統 志 Truyện chí về công cuộc thống nhất nhà Hoàng Lê) của nhóm tác gia văn phái họ Ngô (Thế kỷ XVIII-XIX) đã tái hiện được không khí một thời kỳ lịch sử đầy biến động và phác họa được những nhân vật có cá tính rõ nét. Quan sát cả về mặt định tính và định lượng, cả nội dung và hình thức thẩm mỹ, nhà Trung Quốc học B. L. Riftin đã đi tới kết luận hữu lý: “Trong tác phẩm này có cả những cảnh rất sinh động chứa đựng những cảm xúc mạnh mẽ, những cảnh như thế không chỉ điển hình cho văn xuôi lịch sử mà cho cả văn xuôi trần thuật… Nhưng nhiệm vụ chung về mặt thẩm mỹ của các tác giả - nhiệm vụ không chỉ để lại cho đời sau bản ghi chép một cách đơn thuần những sự kiện trong thứ tự thời gian của chúng mà phải miêu tả những sự kiện ấy bằng cách xây dựng những nhân vật hiện thực, miêu tả hành động, lời nói của họ, đôi khi cả những suy nghĩ của họ - và cả bản thân hình thức nghệ thuật của sự miêu tả rút từ truyền thống của văn trần thuật vùng Viễn Đông cho chúng ta cơ sở để khẳng định rằng Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi chép có tính chất biên niên và một tác phẩm ký sự, mà là một cuốn tiểu thuyết do các tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó”[15]... Bên cạnh đó, bộ phận truyện ký có cả truyện truyền kỳ và những ghi chép tiêu biểu như Truyền kỳ tân phả (傳 奇 新 譜 Cuốn phả mới về truyền kỳ) của Đoàn Thị Điểm, Thượng kinh ký sự (上 京 記 事 Ký sự lên kinh) của Lê Hữu Trác, Công dư tiệp ký (公 餘 捷 記 Ghi nhanh lúc rỗi việc công) của Vũ Phương Đề, Vũ trung tùy bút (雨 中 隨 筆 Tùy bút trong mưa) của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục (桑 滄 偶 錄 Ghi chép ngẫu hứng về về những đổi thay dâu bể) của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án... đi sâu phản ánh muôn mặt cuộc sống đời thường, đồng thời lại có thêm giá trị khảo cứu xã hội và phong tục đương thời. Tương ứng với cảm hứng nhân văn trong thi ca, các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng ngày càng thể hiện cái nhìn đa chiều, phản ánh sâu sắc hơn tính cách và thế giới tinh thần đa dạng của nhân vật.
Đến chặng đường cuối, trong điều kiện đất nước bị thực dân Pháp xâm lược (1858), văn học mau chóng chuyển hướng sang những vấn đề trung tâm thiết cốt, đề cao ý chí căm thù giặc và những tấm gương hy sinh vì đại nghĩa. Có thể nói, nội dung yêu nước đã trở thành chủ đề chính yếu trong đời sống văn học, vừa tác động xoay chuyển vừa qui định những đặc điểm thẩm mỹ cơ bản của cả giai đoạn. Đồng thời với quá trình xâm nhập của văn hóa - văn học phương Tây (chủ yếu là Pháp), văn học Việt Nam cũng tự thân vận động, mở đường, dần dần cải biến từ việc sử dụng chữ Hán và Nôm tới Quốc ngữ Latin hóa, từ giới hạn ảnh hưởng khu vực phương Đông tới phạm vi thế giới, từ dân tộc và truyền thống tới quốc tế và canh tân, hiện đại hóa. Đội ngũ tác giả giai đoạn này phần lớn là các sĩ phu yêu nước, những người tham gia phong trào Cần vương chống Pháp và bước đầu hình thành lớp nhà văn kiểu mới, viết chữ Quốc ngữ và làm quen dần với văn minh phương Tây.
Do yêu cầu trực chiến nên văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thường hướng đến những đề tài thời sự, liên quan trực diện đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Các nhà trí thức tiến bộ, sớm có ý thức canh tân như Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) đã viết nhiều bản điều trần với lời văn chính luận sắc sảo, tha thiết khẩn cầu một sự chấn hưng, đổi mới nhưng đã không được triều đình nghe theo. Khi đất nước bị xâm lược, những tác phẩm nổi bật như Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và thơ bút chiến của nhiều tác giả đương thời đã làm nên dòng mạch chủ đạo của bộ phận văn học yêu nước… Thể hiện như một quán tính, truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đóng vai trò chung kết cho thể loại truyện thơ dưới thời trung đại. Gắn với thời cuộc, các tác phẩm trở lại chủ đề "trung, hiếu, tiết, nghĩa", phân loại nhân vật thành thiện - ác, chính - tà, góp phần quan trọng trong việc khẳng định nền văn học truyền thống Nam Bộ... Bên cạnh đó, tại vùng đất phương Nam cũng đã xuất hiện những tác phẩm văn xuôi chữ Quốc ngữ đầu tiên, giữ vị trí khơi nguồn, kiến tạo nền văn học của một thời đại mới.
Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX đã mang màu sắc đô thị khá rõ nét. Mẫu hình tác giả nhà nho hành đạo và tài tử có đất phát triển. Các tác phẩm tập trung thể hiện những nhân vật có cá tính khác biệt nhau, hướng đến giải phóng con người cá nhân và người phụ nữ nói riêng, đề cao hạnh phúc giữa cõi đời trần thế và phê phán mạnh mẽ những thế lực chà đạp quyền sống con người. Tất cả hợp lực tạo nên trào lưu nhân văn và xuất hiện nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao nghệ thuật so với toàn bộ nền văn học trung đại. Trong đoạn vĩ thanh của giai đoạn cũng như của cả nền văn học trung đại, hai tác giả Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đóng một vai trò thật đặc biệt. Sáng tác của Nguyễn Khuyến bằng cả chữ Hán và Nôm nhưng nội dung thơ đã lan toả từ làng cảnh thôn quê sang Hội Tây, Lấy Tây và đến thơ Nôm Trần Tế Xương đã bước vào thế giới đô hội thị thành với một cái tôi tự trào thực sự phường phố, một lời cảm thán ngậm ngùi chia đôi thời đại qua bài thơ vịnh cảnh Sông Lấp: Sông xưa rày đã nên đồng/ Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò… Như vậy, nền văn học trung đại cơ bản đã khép lại trong bối cảnh xã hội phong kiến nửa thực dân và những nhân tố mới đã manh nha nảy mầm, đợi thời phát triển.
Trên tất cả các phương diện đội ngũ tác giả, hệ thống văn tự và thể loại, quan niệm thẩm mỹ và hệ thống chủ đề làm nên trào lưu nhân văn trong văn học Hàn - Việt thế kỷ XVIII-XIX đã thể hiện rõ những nét đại đồng và tiểu dị. Cơ sở căn rễ văn hóa - lịch sử hai nước đã tạo lập những chiều hướng chung, qui luật chung cho ý thức về nguồn dân tộc, tinh thần “giải Hán hóa” và phát triển các giá trị nhân văn. Có thể khẳng định chỉ số giá trị nhân văn đã làm nên phẩm chất văn học hai nước giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX: ý thức giải phóng con người cá nhân, xu thế khẳng định cuộc sống trần thế, sự lên ngôi của hình tượng người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp của hệ thống chủ đề tài tử giai nhân và theo đó là sự hình thành những quan niệm mới, thể loại văn học mới và sự rộng mở những hình thức nghệ thuật mới. Dựa trên nền tảng kinh nghiệm truyền thống và năng lực tạo lập các giá trị nhân văn thế kỷ XVIII-XIX, nền văn học hai nước Hàn – Việt đủ sức mạnh trong quá trình hội nhập Đông – Tây, vững bước tiến vào quá trình hiện đại hóa kể từ những năm đầu thế kỷ XX và còn tiếp nối đến ngày nay.
1. Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul, Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
2. Nguyễn Hữu Sơn, “Tương đồng tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn”. Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1-2014, tr. 24-32.
3. Nguyễn Hữu Sơn, “So sánh “Truyện Kiều” với “Kim Vân Kiều truyện” từ sự chuyển đổi loại hình và thể loại”, Nghiên cứu Văn học, số 11-2005, tr. 27-43. Tuyển in trong Nghiên cứu “Truyện Kiều” những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 1107-1122.
4. N.I. Niculin, “Về thơ Hồ Xuân Hương”, in trong Những vấn đề lý luận văn học phương Đông, Nxb Khoa học, Matxcơva, 1969, tr. 294-302 (Tiếng Nga).
5. Nguyễn Hữu Sơn, “Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, Tạp chí Văn học, số 2-1991, tr.29-35. In lại trong Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 322-335.
6. B. L. Riftin, “Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương Đông theo phương pháp loại hình” (Lê Sơn dịch), Tạp chí Văn học, số 2-1974, tr.107-123.
7. B. L. Riftin, “Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông” (Chu Nga dịch), Tạp chí Văn học, số 2-1984.
* PGS. TS, Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
[1] Jung Min, “Sự giải thể thể loại văn học chữ Hán và nền văn minh mới, trong sách Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX”, trong sách Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 298-299.
[2] Xin xem Nguyễn Hữu Sơn: “Tương đồng về tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1-2014, tr. 24-32.
[3] Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul, Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 239.
[5] Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul, Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải), Sđd, tr. 298-300.
[6] Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul, Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải), Sđd, tr. 302-303.
[7] Xin xem Nguyễn Hữu Sơn, “Tương đồng về tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt – Hàn”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1-2014, tr.29.
[8] Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul: Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải). Sđd, tr.247-251.
[9] Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul: Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải). Sđd, tr.253.
[10] Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul, Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX (Jeon Hye Kyung - Lý Xuân Chung biên dịch và chú giải), Sđd, tr.251.
[11] Xin xem Nguyễn Hữu Sơn: “So sánh Truyện Kiều” với “Kim Vân Kiều truyện từ sự chuyển đổi loại hình và thể loại”. Nghiên cứu Văn học, số 11-2005, tr.27-43. Tuyển in trong Nghiên cứu “Truyện Kiều” những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.1107-1122.
[12] N.I. Niculin, “Về thơ Hồ Xuân Hương”, in trong Những vấn đề lý luận văn học phương Đông, Nxb Khoa học, Matxcơva, 1969, tr. 294-302 (Tiếng Nga).
[13] Xin xem Nguyễn Hữu Sơn, “Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”. Tạp chí Văn học, số 2-1991, tr. 29-35. In lại trong Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 322-335.
[14] Xin xem B. L. Riftin, “Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương Đông theo phương pháp loại hình” (Lê Sơn dịch), Tạp chí Văn học, số 2-1974, tr.107-123.
[15] B. L. Riftin, “Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông” (Chu Nga dịch), Tạp chí Văn học, số 2-1984, tr.41…
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (2014), số 161, tháng 7, trang 47-57.