Ngày Tết Việt Nam Karaoke

Ngày Tết Việt Nam Karaoke

Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau cùng gặp gỡ và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới thịnh vượng. Vậy Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu và phong tục đón tết có những nét gì đặc trưng? Hãy để du học Hàn Quốc Thanh Giang giúp bạn hiểu sâu hơn về ngày đặc biệt qua bài viết sau nhé!

Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau cùng gặp gỡ và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới thịnh vượng. Vậy Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu và phong tục đón tết có những nét gì đặc trưng? Hãy để du học Hàn Quốc Thanh Giang giúp bạn hiểu sâu hơn về ngày đặc biệt qua bài viết sau nhé!

Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào?

Tết cổ truyền Việt tuy không phải là du nhập từ Trung Hoa, nhưng trong 1.000 năm Bắc thuộc, văn hóa nước ta cũng có ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của anh bạn láng giềng vĩ đại này.

Có thể nói, đối với cả hai dân tộc Việt và Trung Hoa, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ và cùng nhau nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Màu chủ đạo trong ngày Tết của cả hai quốc gia là màu đỏ, màu của sự may mắn, sung túc.

Trẻ con trong ngày Tết đều được tặng lì xì (mừng tuổi) cùng với những lời chúc tốt đẹp. Và đặc biệt nhất là bữa cơm đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, là những thời khắc thiêng liêng đối với cả hai dân tộc.

Tuy nhiên, Tết ở Việt Nam và Trung Hoa lại có nhiều điểm khác biệt vì mỗi nước có nét văn hóa đặc trưng riêng. Về tên gọi, Tết âm lịch nước ta gọi là Tết Nguyên đán trong khi Tết Nguyên đán của Trung Hoa lại là ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch, còn Tết âm lịch họ gọi là Xuân Tiết.

Tuy cùng tính theo lịch âm, nhưng thời gian nghỉ Tết của hai nước khác nhau. Nước ta bắt đầu vui Tết từ ngày tiễn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch trong khi Trung Quốc vui Tết từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng âm lịch.

Tết của dân tộc Việt thì đơn giản, chân thực hơn, xuất phát từ “vui mừng được mùa lúa sau một năm gieo trồng vất vả và mừng mùa cấy trồng mới”. Tết là dịp để nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình, người thân, cùng chúc tụng nhau một năm mới tốt đẹp.

Tết của dân tộc Trung Hoa xuất phát từ truyền thuyết chống lại Niên thú. Niên thú hay đến vào dịp đầu năm mới để phá phách, làm hại đến gia súc gia cầm, mùa màng và người dân. Vì vậy, người dân hay để đồ ăn ở trước cửa nhà vào dịp năm mới để khi niên thú đến sẽ ăn và không tấn công con người nữa. Một lần, người ta nhìn thấy con Niên run sợ khi đứng trước một em bé mặc đồ đỏ và họ nhận ra rằng con Niên rất sợ màu đỏ. Từ đó trở đi, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo đỏ, mặc đồ đỏ để xua đuổi Niên thú.

Về phong tục ngày Tết, người Trung Hoa có tục treo ngược chữ Phúc, bởi trong tiếng Hán nó có nghĩa là “Phúc đảo” đồng âm với “Phúc đáo” nghĩa là Phúc đến. Họ còn đốt pháo, tổ chức múa lân, múa sư tử rất rộn ràng.

Còn ở Việt Nam, phong tục rất phong phú và đặc sắc như ngày 23 tháng Chạp âm lịch là lễ tiễn ông Công ông Táo; Tiếp đó là những ngày rộn ràng gói bánh chưng bánh tét, về quê ra mộ thắp hương rước ông bà về nhà ăn Tết, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây Nêu để xua đuổi ma quỷ, làm mâm cơm cúng giao thừa, giao thừa xong thì xông đất, hái lộc; Sáng mùng 1 đi đến từng nhà chúc Tết, thăm hỏi; mùng 3 hóa vàng…

Nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Trung Hoa đều rất đặc sắc và tinh tế nên thực đơn ngày Tết rất phong phú. Việt Nam có món “nhìn là thấy Tết” như: xôi gấc, bánh chưng, bánh tét, mứt tết, nem rán, giò lụa, giò thủ, thịt đông (miền Bắc), thịt kho hột vịt (miền Nam), bò kho mật mía (miền Trung), canh măng, canh khổ qua…

Trung Hoa thì nào cả loại mứt Tết, bánh Niên cao, bánh củ cải, bánh khoai môn, sủi cảo, há cảo, gà Kung Pao, vịt quay Bắc Kinh, mì sợi dài, trà trứng…

Trở lại ý nghĩa Tết cổ truyền của người Việt, vẫn là một phong tục, một mỹ tục ngàn đời mà ông cha ta để lại cho dân tộc, để cho “con rồng cháu tiên” muôn đời sau vẫn tiếp nối những truyền thống văn hóa thuần Việt, đầy ý nghĩa “uống nước cội nguồn”. Cùng với các lễ hội khác, lễ Tết ở Việt Nam thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, nối kết giữa các thế hệ, nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giàu ý nghĩa nhân văn và văn hóa Việt.

Tổng hợp những món ăn ngày Tết miền Trung Việt Nam

Khúc ruột miền Trung thân yêu tại Việt Nam cũng có rất nhiều món ăn ngày Tết đặc trưng hàng năm. Cùng thưởng thức bên dưới đây nhé.

Thịt ngâm mắm là một món ăn ngày Tết miền Trung được nhiều gia đình ưu tiên chọn lựa cho mâm cơm. Thành phần chính của món này gồm có thịt bò hoặc thịt heo. Khi thịt đã được sơ chế xong hoàn toàn thì chúng ta ngâm vào nước mắm đường đã nấu với công thức định sẵn.

Những thớ thịt được làm vừa chín tới ngâm trong nước mắm đậm đà trong nhiều ngày sẽ tạo ra một món ăn vừa quen quen mà hơi lạ miệng. Hương vị của món thịt ngâm mắm có chút mặn mặn và ngọt ngọt. Món này thường ăn kèm chung với cơm trắng, xôi, bánh tét hoặc rau thơm rau sống và dưa món chua ngọt.

Khi thấy được những lát chả bò có màu nâu đậm đà được cắt lát đẹp đẽ và bày trí lên trên dĩa nghĩa là không khí xuân đang chuẩn bị tới. Hương vị của chả đậm đà, khi cắn dai dai nơi đầu lưỡi hòa với vị ngọt từ thịt bò tự nhiên với tí béo thơm của mỡ heo. Nếu có thêm chén muối tiêu để chấm vào nữa thì phải gọi là nhức cái nách.

Nếu là người dân xứ Huế thì chắc chắn không ai không biết tới món ăn ngày Tết là tôm chua. Nếu như ai lần đầu thử qua món ăn này sẽ đều bị hương vị ngọt đậm đà, chua dịu của tôm cùng chút cay nồng của gia vị đi kèm hớp hồn.

Tôm chua thường được sử dụng để làm gỏi (nộm), chấm với những món luộc, cuốn cùng với bánh tráng và rau ăn cũng rất đậm đà và ngon miệng. Do đó, đừng quên làm món tôm chua để chiêu đãi các thành viên trong nhà của mình nhé.

Dịp Tết đến xuân về, nhìn hũ dưa món thì chắc hẳn ai ai cũng nôn nao trong lòng. Mọi người thường dùng dưa món để ăn kèm với những món ăn ngày Tết khác như là bánh tét, bánh chưng.

Món này mang hương vị ngọt và đậm đà của nước mắm hòa quyện với sự giòn sần sật của su hào, đu đủ và cà rốt. Toàn bộ sẽ làm cho những mâm cơm ngày Tết thêm phần phong phú và thú vị hơn.

Tré là món ăn đặc sản từ Bình Định. Tuy nhiên, gần đây thì món này được người dân tại miền Trung và cả nước thêm vào danh sách những món ăn ngày Tết có trên mâm cỗ. Cách chế biến của món ăn này là rất đa dạng. Bạn có thể dùng tré để trộn gỏi với xoài, chả, cóc, rau, dưa leo,… hoặc ăn không cũng đều ngon.

Đầu tiên, khi cắn một miếng tré chúng ta sẽ cảm nhận chút vị chua nhẹ. Từ đó, đầu lưỡi sẽ được kích thích vị giác. Kế tiếp sau đó chính là chút béo nhẹ của thịt heo với vị mặn đậm đà khó cưỡng. Món này chấm cùng tương ớt hay ăn riêng cũng là ngon số dách.

Món bò kho mật mía được chế biến từ các gia vị như quế, gừng và ớt nên mang chút vị cay cay và thơm nồng. Trong đó còn có vị ngọt giòn của bắp bò kèm thêm sự đậm đà, dịu ngọt của mật mía. Toàn bộ hòa quyện với nhau tạo ra tổng thể mặn mặn, ngọt ngọt, cay nồng, cực kỳ khó cưỡng và hấp dẫn.

Bò kho mật mía là một món ăn ngày Tết thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung Việt Nam dịp Tết đến. Chỉ cần nhớ về món này thôi là đã cực kỳ nôn Tết miền Trung lắm rồi!

Xôi đậu xanh là món ăn ngày Tết miền Trung luôn xuất hiện trong mâm cỗ để cúng giao thừa. Xôi nấu không cần quá dẻo. Khi ăn thì chúng ta sẽ được cảm nhận độ bùi béo của những hạt đậu xanh với vị thơm lừng của nếp.

Một món tưởng chừng đơn giản, không quá sang chảnh như xôi đậu xanh lại luôn được húp trọn sạch khi Tết về trên mảnh đất miền Trung thân yêu.

Hương vị của món bánh thuẫn có phần hơi giống với bánh bông lan. Nguyên liệu chính của loại bánh này là bột như: bột năng, bột bình tinh,… và pha cùng với trứng. Tiếp đến, người ta sẽ bỏ vào trong một loại khuôn đặc trưng và đem đi nướng trên than đỏ. Bánh khi chín tạo ra một mùi thơm phải nói là nức mũi. Cầm miếng bánh bông xốp và nở vàng đều trên tay mà luôn mong Tết đến xuân về.

Bánh lăn là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam và thường được dùng để dâng cúng lên cho gia tiên vào dịp lễ Tết. Thành phấn chính của bánh lăn đó là quất, gừng, đường vàng, dừa,… Khi ăn món này, các bạn sẽ cảm nhận được những mỹ vị hòa quyện cùng nhau. Bánh vô cùng mềm và dẻo, rất thích hợp để nhâm nhi cùng ấm trà trong dịp Tết.