Lại Ngứa Chân Đi Châu Phi Bao Nhiêu Tiền Việt Nam

Lại Ngứa Chân Đi Châu Phi Bao Nhiêu Tiền Việt Nam

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Từ niềm vui tột cùng khi khám phá…

Năm 2007, Noah Nguyen bắt đầu chuyến đi đầu tiên, đến xứ sở cổ tích Đan Mạch và nhiều nước trong Liên minh châu Âu. Sau đó, anh sang Mỹ. Các năm tiếp theo, Noah lên chương trình đi xen kẽ các nước thuộc các châu lục khác nhau.

“Lần đầu sang châu Phi, em chỉ có ý định đi xem… động vật hoang dã, nhưng càng đi càng mê, và nảy ra ý định sẽ phải đi hết các quốc gia là thành viên Liên hợp quốc” - Noah Nguyen tâm sự.

Đất nước đầu tiên của lục địa Đen mà Noah Nguyen đến là Ai Cập, sau đó là Kenya, Uganda, Cameroon… Cứ bền bỉ như vậy, đến nay, anh đã đặt chân đến 35 nước của châu lục này. Anh cho biết, điểm chung của các nước châu Phi là vẫn rất hoang dã, bí ẩn, có nhiều điều để khám phá. “Nhưng sự nghèo đói, bần cùng ở đó khiến chúng ta cũng phải suy nghĩ nhiều” - anh nói.

Noah đã đến Burundi, quốc gia nghèo nhất châu Phi và cũng nghèo nhất thế giới nếu tính theo GDP. Khi thăm một ngôi làng, biết trước sự khó khăn của người dân nơi đây, anh mua quà cho các cháu nhỏ, rồi trích chút tiền mang đi để biếu họ. Điều bất ngờ là những người dân nơi đây đã hát múa chào mừng anh như một thượng khách

Anh cũng đến Cameroon, thăm bộ lạc du mục ở giữa rừng sâu, mang diêm, bật lửa đến tặng người dân. Chính sự chân thành, chia sẻ với bà con bản xứ khiến người dân những nơi anh đến có cảm tình với người khách phương xa. Mang lại niềm vui cho người khác cũng là đem lại niềm vui cho chính mình vậy.

Noah đã đặt chân đến Somaliland, đất nước còn rất ít người biết tên; tiếp xúc với bộ lạc Mursi kỳ dị nhất Ethiopia với chiếc đĩa gỗ gắn vào vành môi dưới. Đến CHDC Congo, anh được gặp bộ lạc người lùn Pigmy, vốn chỉ biết qua sách vở; rồi thăm bộ lạc ăn thịt người ở Papua (Indonesia); tham dự Lễ hội ma nhập Voodoo ở Benin; lang thang trong rừng rậm Amazon, lá phổi của hành tinh ở Brazil… Anh còn được gặp những nhân vật kỳ dị, như vị vua có 40 vợ và 80 đứa con ở Maroua (Cameroon).

Gần 200 video khám phá 5 châu lục mà Noah Nguyen - Lại Ngứa Chân đưa lên kênh Youtube thực sự là những chuyến du hành độc đáo, tràn ngập niềm vui của một lãng tử ưa khám phá thế giới.

Với thổ dân bộ lạc Dani ở Tây Papua, Indonesia.

Trong cuộc hành trình khám phá “đơn thương độc mã” suốt 15 năm qua, Noah Nguyen không ít lần đối diện với những rủi ro, bất trắc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Năm 2018, tại Mozambique, anh bị trộm phá cửa nhà trọ, lục tung đồ đạc, lấy đi một laptop và ống kính máy ảnh.

Cameroon là địa danh Noah Nguyen lưu lại lâu nhất, gần 3 tuần, vì đất nước này được mệnh danh là “Châu Phi thu nhỏ”. Anh đi từ miền Tây sang miền Nam, thậm chí lên cả miền Bắc, là nơi nguy hiểm bậc nhất châu Phi, vì nơi đó có các phiến quân Boko Haram tràn từ Nigieria sang, rất manh động, khi bắt được người nước ngoài là hành hình ngay.

“Miền Bắc Cameroon đẹp vô cùng, hoang sơ, lãng mạn, có nhiều bộ lạc nguyên thủy. Đây là chuyến đi nguy hiểm nhất trong suốt “sự nghiệp” của tôi. Lần đó tôi đi từ Bắc Cameroon sang Cộng hòa Tchad. Tuyến đường này nguy hiểm bậc nhất vì là địa bàn phiến quân Boko Haram hoạt động rất mạnh. Thậm chí, những tay sừng sỏ nhất trong nhóm Every Passport Stamp trên Facebook, nơi quy tụ những người có đam mê đi khắp thế giới cũng cho biết họ không dám đi tuyến này. Nếu quay lại thủ đô thì sẽ mất vài ngày đi xe lửa, nên để tiết kiệm thời gian, em quyết định đi, một phần cũng vì có xe cảnh sát hộ tống”, Noah Nguyen kể.

Đoàn có tới 30 chiếc xe buýt, xe tải và 3 xe cảnh sát trang bị vũ khí đi theo bảo vệ. Noah Nguyen lên một chiếc xe buýt cà tàng, trên xe còn có 2 bố con, ông bố rất yếu, nằm thở dốc. Ngoài trời nắng nóng, đường khúc khuỷu, ngồi trên xe mà người cứ nhảy tưng tưng. Đi được mấy chục cây, ông lão bỗng nấc lên mấy tiếng, rồi nằm im. Xe tạt qua một trạm xá, và ông lão được xác định đã qua đời. Để bố con bất hạnh ở lại, xe tiếp tục hành trình.

Trên hành trình đáng nhớ từ Bắc Cameroon đến Cộng hòa Tchad.

Đi được một lúc, xe bỗng bị xẹp lốp. Lúc này, trời đã sẩm tối. Giữa sa mạc mênh mông chỉ còn chiếc xe buýt này. Noah lạnh gáy khi nghĩ đến phiến quân Boko Haram có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Cũng may, khoảng nửa tiếng sau, xe lại tiếp tục hành trình. Đi từ 6h sáng mà 9h tối mới đến thị trấn biên giới Kousseri. 15 tiếng cho chặng đường 180 km, hiểm nguy rình rập trên từng cây số.

Một lần Noah Nguyên gặp nguy hiểm đến tính mạng bằng lần bị cướp tấn công ở Colombia cuối năm 2019. Lần đó, anh đi thăm một khu phố ở thủ đô Bogota. Bỗng Noah nhìn thấy một phụ nữ có dáng vẻ nghiện ngập ngồi trước cửa một ngôi nhà. Thấy người lạ, mụ ta bỏ đi ngay. Mấy phút sau, mụ cùng 2 thanh niên cầm dao xuất hiện. Chúng không nói không rằng, xông ngay vào, cầm dao đâm Noah. Khi ấy, Noah mới biết điều gì đang xảy ra, và suy nghĩ rất nhanh là phải chiến đấu, vì đồ đạc, giấy tờ, tư liệu các chuyến đi có hết trong balo và máy ảnh, điện thoại.

Một tên cướp được ba lô. Giằng co mãi, Noah cũng lấy lại được. Một tên khác cướp được chiếc điện thoại, bỏ chạy. Chàng phượt thủ liền đuổi theo, nhoài người tóm được chân nó. Đôi bên vật lộn hồi lâu thì Noah lấy lại được điện thoại. Nhưng rồi chúng cũng cướp được chiếc máy ảnh và bỏ chạy. Khi ấy, Noah mới kịp nhìn lại mình. Mặt mũi, cơ thể đầy vết dao chém. Máu thấm đầy chiếc áo (hiện anh vẫn giữ làm kỷ niệm). Bà chủ nhà trọ Lara đưa Noah vào bệnh viện chiếu chụp.

Thật may, các vết thương chỉ vào phần mềm. Bà tận tình chăm sóc vị khách trọ, lau rửa vết thương, nấu nướng cho ăn… Sau một tuần thì Noah tập tễnh đi lại được. Ở đâu cũng vậy, luôn có những kẻ bất lương và những con người nhân hậu.