Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil - Ảnh: Văn phòng Bộ NN&PTNT
Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil - Ảnh: Văn phòng Bộ NN&PTNT
Một số trường hợp thì hợp đồng CTV sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu hợp cộng tác viên được ký kết dưới hình thức của hợp đồng lao động thì sẽ thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.
Tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động, theo đó: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Khái niệm về quan hệ lao động đã được đề cập đến tại Khoản 5, Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Cũng theo quy định Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Có thể thấy, theo các quy định nêu trên, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ. Trong đó, bên cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời bên thuê dịch vụ cũng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương, NLĐ chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (về thời gian làm việc/ngày, số ngày làm việc/tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ HĐLĐ và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là HĐLĐ nào.
Cộng tác viên là những người làm công việc tự do, tham gia cộng tác với một công ty hay 1 tổ chức nào đó hoạt động về lĩnh vực dịch vụ với những công việc được định lượng sẵn về khối lượng công việc, thời gian làm việc, địa điểm làm việc cũng như mức thù lao được hưởng sau khi hoàn thành công việc.
Cộng tác viên sẽ được đối tác cộng tác giao cho một khối lượng công việc nhất định để hoàn thành trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tùy vào tính chất công việc cũng như trình độ chuyên môn của mỗi cộng tác viên mà cộng tác viên sẽ được phân công các nhiệm vụ khác nhau.
Phần lớn các cộng tác viên đều làm việc độc lập để hoàn thành công việc nhưng trong một số trường hợp cộng tác viên phải phối hợp với nhân viên của doanh nghiệp để hoàn thành công việc, dự án đã được bàn giao.
Thông thường, các cộng tác viên chỉ hợp tác với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong 1 khoảng thời gian, cộng tác viên có thể hợp tác làm việc cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc, chỉ cần đáp ứng yêu cầu công việc của bên thuê cộng tác viên.
Nội dung của hợp đồng cộng tác viên
Tùy thuộc theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cộng tác viên thực hiện ký kết theo loại hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ mà các nội dung của hợp đồng cộng tác viên cần đảm bảo các nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ trụ sở của NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp của công ty;
- Các thông tin cá nhân của NLĐ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND/CCCD,…
- Các điều khoản trong nội dung hợp đồng cộng tác viên
+ Công việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc;
+ Mức lương (mức thù lao với hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ), thời hạn trả lương, các chế độ phụ cấp (nếu có);
+ Các chế độ đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN,… (Đối với hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động)
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
+ Trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng;
+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
+ Điều khoản thi hành của hợp đồng;
-Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và hợp đồng dịch vụ có mức chi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên thì khấu trừ thuế TNCN mức 10% trên thu nhập trước khi trả công cho CTV
- Trường hợp CTV ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì sẽ áp dụng khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Tóm lại, khi tham gia ký kết hợp đồng lao động CTV thì dưới hình thức nào cũng vẫn sẽ bị khấu trừ thuế TNCN.
Tải mẫu hợp đồng cộng tác viên tại đây
Trên đây là chi tiết quy định về hợp đồng cộng tác viên. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại hợp đồng này.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn số liệu của Viện nghiên cứu chính sách công (IRPP) cho thấy năng suất cây cải dầu (canola), sản phẩm đặc thù của Canada, đã tăng gấp đôi trong 50 năm qua, trong khi trọng lượng thịt gia súc và lợn tăng khoảng 40% nhờ áp dụng công nghệ và phát triển các giống tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Canada đang đóng góp vai trò quan trọng trong mục tiêu an ninh lương thực của thế giới và cũng là quốc gia đi đầu về giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp.
Giám đốc Viện nông nghiệp và thực phẩm thuộc Đại học Fraser, bà Lenore Newman, cho biết Canada đang đạt được tiến bộ trong một số lĩnh vực, trong đó có công nghệ gene, giúp tạo ra hệ động, thực vật phong phú hơn, giàu dinh dưỡng hơn và chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Những cải tiến về di truyền và chăn nuôi, kết hợp với việc quản lý vòng đời sản phẩm chặt chẽ hơn, đã mang lại hiệu quả trong sản xuất thịt bò ở Canada, giúp giảm 14% lượng CO2 trên mỗi cân hơi. Việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp, sản xuất và chế biến thực phẩm được kỳ vọng sẽ cho phép tối ưu hóa kỹ thuật và giúp giải quyết các mối quan tâm của xã hội trong các lĩnh vực này.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Giáo sư Peter Phillips của Đại học Saskatchewan cho biết Canada đã tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cây trồng. Dây chuyền sản xuất các loại nông sản như đậu lăng, lúa mỳ, thịt đỏ, gia súc... của Canada phục vụ trong nước và xuất khẩu đều có sự tham gia của công nghệ.
Canada có lợi thế cạnh tranh trong đảm bảo an ninh lương thực và là nhà cung cấp chính về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho thế giới. Nước này cũng có lĩnh vực viễn thông tiên tiến và là quốc gia sớm đổi mới cũng như áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận mà nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng như chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ đang hy vọng sẽ tận dụng được tiềm năng này.
Giáo sư Phillips cho rằng các công nghệ và dịch vụ mới đang mang lại tiềm năng tăng sản lượng lương thực, cắt giảm chi phí và lượng khí thải carbon, đồng thời cải thiện được an toàn thực phẩm. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của dữ liệu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó vừa tạo cơ hội cho những người tham gia trao đổi thông tin, vừa hỗ trợ các nhà cung cấp công nghệ trong nước và mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp trên thế giới.
Về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Canada trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, bà Newman cho biết thực tế trường Fraser đang tìm kiếm các quan hệ đối tác ở Việt Nam do Canada là quốc gia ở bờ Tây Thái Bình Dương và có rất nhiều điều có thể triển khai trong phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này, đặc biệt là về trao đổi và chuyển giao công nghệ. Việc trao đổi và học hỏi lẫn nhau nhằm thu thập thêm kiến thức chuyên môn về các loại hình nông nghiệp khác nhau là điều tích cực, giúp xây dựng thêm hệ sinh thái Vành đai Thái Bình Dương về công nghệ nông nghiệp cho tất cả các quốc gia trong khu vực.
Những năm qua, Việt Nam và Canada rất chú trọng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp để cùng đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu và đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm. Chính phủ Canada đã tài trợ dự án "An toàn thực phẩm vì sự phát triển" và dự án "Cộng đồng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu" cho Việt Nam, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Kể từ khi thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giá trị xuất, nhập khẩu nông sản giữa hai nước đã tăng từ 623 triệu USD (năm 2017) lên hơn 1 tỷ USD vào thời điểm hiện tại.
Giám đốc điều hành của Viện chính sách nông nghiệp thực phẩm Canada, Tyler McCann, nhận xét Canada và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để hợp tác bởi mối quan hệ tốt đẹp về thương mại giữa hai bên và lĩnh vực nông nghiệp là một phần quan trọng trong đó. Việt Nam là một quốc gia đáng quan tâm, là trung tâm của khu vực về một số lĩnh vực trong nông nghiệp. Việc hợp tác với Việt Nam có thể giúp Canada tiếp cận thị trường khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nông nghiệp nên được coi là vấn đề hợp tác hàng đầu bởi không chỉ liên quan tới quan hệ thương mại, mà còn liên quan tới cả trao đổi học thuật và chuyên môn.