Thời gian trôi qua thật nhanh, mới hôm nào theo mẹ và bác ra Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề “Du học Nhật Bản” mà giờ đã được 5 tháng trôi qua. Trước khi đến với trung tâm “Thanh Giang” tôi và gia đình đã tìm hiểu kĩ về việc đi du học và có xem vài trang báo của các trung tâm tiếng Nhật khác. Nhưng các trang báo mạng đó chỉ đưa ra về hướng tích cực và không hề cho tôi biết về những điều chính tôi và gia đình đang thắc mắc. Họ chỉ đưa ra những thứ viển vông về việc học và thêm đó là hứa sẽ giới thiệu việc làm với mức giá “trên trời” mà sẽ chẳng bao giờ có thật. Và cho tôi thấy “cuộc sống màu hồng” khi đó tôi rất háo hức để thấy được cuộc sống đó. Lang thang một tuần trên facebook tôi bắt gặp một bài viết về “Cuộc đời là những chuyến đi” bài viết đó rất hay và sâu sắc, đặc biệt là “rất thật”. Đó là “chú Mậu”, sau bài viết đó, tôi đã suy nghĩ khác nhiều. Vào tuần kế tiếp, tôi đã có một buổi trực tiếp nói chuyện với chú. Đó là chú đã giúp tôi và gia đình có những câu trả lời cho những thắc mắc lâu nay. Bố mẹ và chính tôi rất vui và đặc biệt tin tưởng chú. Tôi quyết định theo học ở trung tâm Thanh Giang. Ở đây, tôi luôn được rèn dũa những hành trang để tiếp bước sang đất nước xinh đẹp “Mặt trời mọc”. Hành trang của tôi là kiến thức và tìm tòi về văn hóa của đất nước này. Tôi theo học của lớp cô Phượng – tôi xem cô như người bạn – người mẹ. Cô không chỉ dạy cho tôi kiến thức mà dạy tôi cả cử chỉ, hành động làm thế nào cho phải. Những lúc tôi làm sai điều gì, hoặc không chú ý nghe cô giảng bài, cô chỉ lặng lẽ lắc đầu. Nhìn cô lúc đó rất buồn mang theo sự thật thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt hay cười của cô, khiến tôi rất buồn và biết mình có lỗi với cô. Cô không cáu gắt hay đưa ra những hình phạt nhưng chỉ với khuôn mặt đó, ánh mắt đó, cái lặng lẽ lắc đầu đó mà đã khiến tôi cố gắng hơn trong học tập để cô không bận lòng. Ở trong lớp, tôi rất quý em Lã Hồng Hải, đó là cậu bé rất hay cười, lúc nào cũng đủng đỉnh trong mọi công việc. Thân hình em tuy có hơi mập nhưng chẳng bao giờ có suy nghĩ mình sẽ phải giảm cân. Tuy chỉ học cùng em, ở chung một tòa nhà “Ký túc” chỉ có mấy tháng nhưng tôi xem em như “cậu em trai” của tôi vậy. Và giờ em đã ở bên đất nước xinh đẹp đó rồi nhưng vẫn luôn liên lạc với tôi. Không chỉ có em mà còn tất cả các bạn trong lớp học của tôi, chúng tôi ở với nhau dường như 24/7 nên tính cách của nhau khá tương đồng. Chắc có lẽ, dù sau này tôi có cuộc hành trình khác xa với mọi người hoặc không thể học cùng mọi người, nhưng tôi luôn cất giữ những con người đó, hình ảnh đó vào một góc của trái tim mang tên “KỶ NIỆM”. Chúc mọi người thành công! Tôi yêu mọi người!
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới hôm nào theo mẹ và bác ra Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề “Du học Nhật Bản” mà giờ đã được 5 tháng trôi qua. Trước khi đến với trung tâm “Thanh Giang” tôi và gia đình đã tìm hiểu kĩ về việc đi du học và có xem vài trang báo của các trung tâm tiếng Nhật khác. Nhưng các trang báo mạng đó chỉ đưa ra về hướng tích cực và không hề cho tôi biết về những điều chính tôi và gia đình đang thắc mắc. Họ chỉ đưa ra những thứ viển vông về việc học và thêm đó là hứa sẽ giới thiệu việc làm với mức giá “trên trời” mà sẽ chẳng bao giờ có thật. Và cho tôi thấy “cuộc sống màu hồng” khi đó tôi rất háo hức để thấy được cuộc sống đó. Lang thang một tuần trên facebook tôi bắt gặp một bài viết về “Cuộc đời là những chuyến đi” bài viết đó rất hay và sâu sắc, đặc biệt là “rất thật”. Đó là “chú Mậu”, sau bài viết đó, tôi đã suy nghĩ khác nhiều. Vào tuần kế tiếp, tôi đã có một buổi trực tiếp nói chuyện với chú. Đó là chú đã giúp tôi và gia đình có những câu trả lời cho những thắc mắc lâu nay. Bố mẹ và chính tôi rất vui và đặc biệt tin tưởng chú. Tôi quyết định theo học ở trung tâm Thanh Giang. Ở đây, tôi luôn được rèn dũa những hành trang để tiếp bước sang đất nước xinh đẹp “Mặt trời mọc”. Hành trang của tôi là kiến thức và tìm tòi về văn hóa của đất nước này. Tôi theo học của lớp cô Phượng – tôi xem cô như người bạn – người mẹ. Cô không chỉ dạy cho tôi kiến thức mà dạy tôi cả cử chỉ, hành động làm thế nào cho phải. Những lúc tôi làm sai điều gì, hoặc không chú ý nghe cô giảng bài, cô chỉ lặng lẽ lắc đầu. Nhìn cô lúc đó rất buồn mang theo sự thật thất vọng hiện rõ trên khuôn mặt hay cười của cô, khiến tôi rất buồn và biết mình có lỗi với cô. Cô không cáu gắt hay đưa ra những hình phạt nhưng chỉ với khuôn mặt đó, ánh mắt đó, cái lặng lẽ lắc đầu đó mà đã khiến tôi cố gắng hơn trong học tập để cô không bận lòng. Ở trong lớp, tôi rất quý em Lã Hồng Hải, đó là cậu bé rất hay cười, lúc nào cũng đủng đỉnh trong mọi công việc. Thân hình em tuy có hơi mập nhưng chẳng bao giờ có suy nghĩ mình sẽ phải giảm cân. Tuy chỉ học cùng em, ở chung một tòa nhà “Ký túc” chỉ có mấy tháng nhưng tôi xem em như “cậu em trai” của tôi vậy. Và giờ em đã ở bên đất nước xinh đẹp đó rồi nhưng vẫn luôn liên lạc với tôi. Không chỉ có em mà còn tất cả các bạn trong lớp học của tôi, chúng tôi ở với nhau dường như 24/7 nên tính cách của nhau khá tương đồng. Chắc có lẽ, dù sau này tôi có cuộc hành trình khác xa với mọi người hoặc không thể học cùng mọi người, nhưng tôi luôn cất giữ những con người đó, hình ảnh đó vào một góc của trái tim mang tên “KỶ NIỆM”. Chúc mọi người thành công! Tôi yêu mọi người!
Theo quy định tất cả các loại giấy tờ, bằng cấp do Việt Nam cấp sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt đều cần phải dịch thuật, xin công chứng. Các giấy tờ cụ thể bao gồm:
- Bảng điểm THPT đầy đủ 3 năm. Trong đó yêu cầu điểm trung bình của 3 năm cấp ba phải từ trung bình khá trở lên, các môn liên quan đến ngành học có điểm điểm càng cao càng tốt cho quá trình xin thư mời nhập học từ phía các trường tại Đức.
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Đại học tại Việt Nam
- Giấy nhập học Đại học ở Việt Nam (nếu có)
- Các loại bằng khen, giấy khen về thành tích học tập
- Chứng chỉ tiếng Đức trình độ tối thiểu là B1
- Chứng chỉ tiếng Anh IELTS nếu có
- Các giấy tờ nằm trong hồ sơ chứng minh điều kiện tài chính để theo học tại Đức.
- Chứng chỉ APS: đây là loại giấy tờ chứng minh sinh viên có đủ điều kiện về học vấn để được nhập học tại trường đại học của Đức hay không và cũng là một trong những giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ du học Đức. Theo đó trước khi làm hồ sơ, sinh viên sẽ nộp các chứng chỉ học tập cho bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội (APS) để thẩm tra các điều kiện cơ bản. Sau khi thẩm tra thành công, sinh viên sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ đối với chương trình du học Đại học hoặc một giấy chứng nhận cho các khóa học thuần túy nghệ thuật. Chứng chỉ và giấy chứng nhận đều có hiệu lực vô thời hạn. Mức phí thẩm tra APS đối với sinh viên đại học hoặc dự bị đại học là khoảng 150 USD/lần và 250 USD/lần đối với sinh viên sau đại học.
- Kết quả bài thi Test AS: kết quả này dùng để đánh giá khả năng học Đại học của sinh viên đến từ một nước không nằm trong khối châu Âu. Bài thi Test AS có thể là bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đây cũng một loại giấy tờ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp tới thứ tự ưu tiên xét tuyển của các trường Đại học tại Đức. Phí thi Test AS là 80 EUR/lần.
- Bảng giải thích về hệ thống tính điểm tại Việt Nam: Do có sự nhau trong cách tính điểm giữa hệ thống giáo dục Việt Nam và Đức nên cần có bảng giải thích rõ ràng và chi tiết để có cơ sở so sánh và giúp làm nổi bật bảng điểm của bạn khi nộp hồ sơ du học Đức.
- Motivation letter hay còn gọi thư ngỏ: trong thư này để ghi điểm bạn hãy thể hiện một cách rõ ràng, súc tích nguyện vọng muốn theo học ngành và trường. Đây không phải là giấy tờ bắt buộc nhưng lại khá cần thiết để thể hiện thế mạnh của mình cũng như làm nổi bật bộ hồ sơ của bạn khi thuyết phục nhà trường chấp nhận bạn vào học, nhất là khi có mong muốn xin học bổng du học. Vì thế, đừng bỏ qua việc chuẩn bị loại giấy tờ này trong bộ hồ sơ.
- Thư giới thiệu: là giấy tờ không bắt buộc nhưng cũng như thư ngỏ. Nếu thư giới thiệu của thầy cô đã từng dạy sinh viên hoặc cấp trên trong ngành có liên quan đến khóa học sắp tới, cơ hội du học Đức sẽ cao hơn rất nhiều.
Để xin thư mời nhập học, du học sinh phải có trình độ tiếng Đức tối thiểu B1. Du học sinh có thể liên hệ trực tiếp tới trường thông qua website chính thức của trường, hoặc apply hồ sơ cho các trường qua nền tảng tảng ApplyZones. Hồ sơ du học của bạn sẽ được tiếp nhận và nhanh chóng có kết quả.
Bước này tiến hành ngay sau khi có thư mời nhập học. Theo đó, số tiền trong tài khoản để chứng minh tài chính cho du học Đức là 8.820€ . Hiện tại việc mở tài khoản để du học Đức chỉ được thực hiện ở ngân hàng Vietinbank và Deutsche Bank.
Đối với bước này các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đã nêu phần đầu, bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, để xin visa du học Đức nhanh chóng bạn có thể truy cập ApplyZones để được hỗ trợ
Một câu chuyện từ thực tế: Bạn Phạm Hòa, trước đây từng nộp hồ sơ vào ngành nhà hàng – khách sạn và bị từ chối 2 lần do thư động lực kém hấp dẫn. Sau khi được Công ty Thanh Giang hỗ trợ chỉnh sửa thư và bổ sung giấy giới thiệu, Hòa đã thành công nhận thư mời nhập học từ một trường nghề hàng đầu tại Đức.
Tính đến năm 2024, bạn cần ít nhất 11.208 EUR (933 EUR/tháng) cho một năm học tập tại Đức. Đây là số tiền tối thiểu mà tài khoản phong tỏa cần có để được chấp nhận trong hồ sơ du học.
Liên hệ ngay với Công ty Du học Thanh Giang để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về việc chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị một hành trang hoàn chỉnh để mở ra cánh cửa học tập và làm việc tại Đức.
Study Plan – kế hoạch học tập hay Statement of Purpose – Giải trình mục tiêu học tập: là một tài liệu quan trọng mà sinh viên quốc tế cần chuẩn bị khi xin visa du học Úc.
Đây là một bài luận hoặc một bản trình bày chi tiết về mục tiêu học tập của sinh viên, lý do chọn khóa học, trường học và cách khóa học này sẽ giúp họ đạt được những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Study Plan / Statement of Purpose giúp cơ quan xét duyệt visa của Úc (Bộ Nội vụ) hiểu rõ hơn về mục đích học tập của sinh viên và xác minh rằng sinh viên có kế hoạch học tập rõ ràng, hợp lý, và đúng với mục đích xin visa. Vì vậy, đây là một trong những chứng từ quan trọng và khó khăn nhất trong bộ hồ sơ du học Úc.
Du học Đức - một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục hàng đầu châu Âu cùng nhiều chính sách hỗ trợ du học sinh quốc tế hấp dẫn nhữ miễn 100% học phí, hưởng chính sách phúc lợi... Đã và đang trở thành điểm đến du học lý tưởng đến được nhiều sinh viên lựa chọn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, yêu cầu về giấy tờ, hồ sơ du học Đức lại khá khắt khe khiến không ít người phải lúng túng trong quá trình chuẩn bị.
Với mong muốn giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình làm hồ sơ du học Đức, trong bài viết dưới đây ApplyZones sẽ bật mí cho bạn những giấy tờ cần thiết và các bước để làm một hồ sơ du học Đức đầy đủ.
Một bộ hồ sơ du học Đức thường sẽ gồm 2 nhóm giấy tờ đó là các giấy tờ cần công chứng và giấy tờ gốc không cần công chứng.
Việc xác định rõ 2 nhóm giấy tờ này cũng giúp bạn có thể chuẩn bị đầy đủ và xin công chứng một thể, giúp tiết kiệm thời gian công sức, đồng thời cũng tránh được những thiếu sót trong quá trình làm hồ sơ du học Đức.