Efeo Viễn Đông Bác Cổ

Efeo Viễn Đông Bác Cổ

Trải qua quá trình phát triển liên tục hơn một thế kỷ, từ năm 1900 đến nay, Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam như Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn bản học, Bảo tàng học, Sử học, Hán nôm, Xã hội học…

Trải qua quá trình phát triển liên tục hơn một thế kỷ, từ năm 1900 đến nay, Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam như Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn bản học, Bảo tàng học, Sử học, Hán nôm, Xã hội học…

Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO – École française d’Extrême-Orient) là một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về khảo cổ học, văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á, và Nam Á.

Thành lập vào năm 1900 tại Hà Nội dưới thời Pháp thuộc, EFEO ban đầu tập trung vào việc nghiên cứu và bảo tồn các di sản văn hóa tại Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam, Campuchia, và Lào.

– Thành lập: Viện được thành lập bởi chính phủ Pháp với mục tiêu nghiên cứu các nền văn hóa ở Đông Dương. Tên gọi “Viễn Đông Bác Cổ” thể hiện rõ nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa cổ đại của khu vực Viễn Đông. – Hoạt động tại Việt Nam: Tại Việt Nam, EFEO đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu và khai quật các di tích lịch sử quan trọng như khu đền tháp Mỹ Sơn, di tích Huế, và đặc biệt là việc bảo tồn Kinh thành Huế. – Ảnh hưởng toàn cầu: Ngoài Việt Nam, EFEO còn có ảnh hưởng sâu rộng ở các nước khác trong khu vực như Campuchia, nơi họ đóng góp vào việc bảo tồn Angkor Wat.

– Ngôn ngữ và văn học: EFEO nổi tiếng với những nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học cổ đại, bao gồm việc phiên dịch và biên soạn các văn bản cổ. – Khảo cổ học: Tổ chức đã tiến hành nhiều cuộc khảo cổ quan trọng tại các di tích lịch sử, giúp bảo tồn và hiểu rõ hơn về các nền văn hóa cổ xưa. – Xuất bản: Viện cũng là nơi xuất bản nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm các tập san khoa học và sách chuyên khảo.

EFEO không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa Đông Dương mà còn góp phần mở rộng kiến thức toàn cầu về các nền văn hóa ở châu Á. Các nghiên cứu và phát hiện của Viện đã đóng góp to lớn vào việc hiểu biết về lịch sử và văn hóa của khu vực, đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa.

Ngày nay, EFEO tiếp tục hoạt động với các chi nhánh trên khắp châu Á và vẫn duy trì sự ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu nhân văn.

Phong cách kiến trúc Đông Dương là một phong cách kiến trúc kết hợp độc đáo giữa phương Đông và phương Tây, được giới nghiên cứu coi là phong cách kiến trúc thành công nhất ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.

Tọa lạc tại số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, tòa nhà Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) được coi là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa.

Đây là một phong cách kiến trúc kết hợp độc đáo giữa phương Đông và phương Tây do các kiến trúc sư người Pháp và sau đó là người Việt định hình từ thập niên 1920.

Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc.

Các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các họa tiết trang trí khác.

Nhìn chung đây là phong cách thành công nhất trong việc tạo ra những công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, phù hợp với khí hậu, cảnh quan và văn hóa truyền thống bản địa thời kỳ Pháp thuộc.

Tại tòa nhà Bảo tàng Louis Finot, dấu ấn của kiến trúc phương Tây dễ nhận ra qua những khối nhà lớn có hai tầng, kết nối với nhau thành một chỉnh thể bề thế.

Trong khi đó, dấu ấn phương Đông được thể hiện qua từng chi tiết kiến trúc nhỏ như các họa tiết trang trí mái, cửa sổ, ban công…

Đặc biệt, dạng hình học bát giác được sử dụng rất phổ biến.

Đây là hình tượng gắn liền với khái niệm Bát quái trong văn hóa Đông Á.

Dấu ấn phương Đông này thể hiện rõ nét nhất trong sảnh chính của tòa nhà.

Đây là một khoảng không gian hình bát giác được định hình bằng các hàng trụ cột.

Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, tòa nhà của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và là một điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ở Hà Nội.

Trong sự hình thành Học viện Viễn Đông Bác cổ có 3 mốc quan trọng: ngày 15/12/1898, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập Phái đoàn Khảo cổ thường trực tại Đông Dương (Mission archéologique permanente en Indochine); ngày 20/1/1900 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định về việc đổi tên Phái đoàn Khảo cổ thường trực tại Đông Dương thành Học viện Viễn Đông Bác cổ (École française d'Extrême-Orient, gọi tắt là EFEO); ngày 26/2/1901 Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh chính thức công nhận việc thành lập Học viện Viễn Đông Bác cổ. Chỉ riêng 3 văn bản này đã đánh dấu sự phát triển về vai trò và vị trí của EFEO trong phạm vi khoa học: từ một phái đoàn khảo cổ Đông Dương thành một học viện Viễn Đông.

Trong khoảng 60 năm đặt trụ sở tại Việt Nam, EFEO đã là cơ quan đầu tiên nghiên cứu văn hóa và khoa học nhân văn trên thực địa vùng Viễn Đông, trong đó có ba nước Đông Dương. Các công trình nghiên cứu này, đặc biệt là nội dung và phương pháp nghiên cứu, cho tới nay “vẫn còn nguyên giá trị, được sử dụng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học hiện nay. Khối tư liệu và các công trình đồ sộ này mở ra rất nhiều hướng cho việc tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam”. (Nguyễn Duy Quý, Một nguồn tri thức quan trọng để bước vào thế kỷ XXI. Những đóng góp của giới khoa học Pháp vào việc nghiên cứu Việt Nam. Viện Viến Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội 1900 – 2000. Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000, tr. 12. )

Trong bài “Sự phát triển của Việt Nam học trên thế giới”, đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số 322, tháng 12 năm 2008, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã viết: “Pháp là nước có nền Việt học sớm nhất và học giả nước này cũng có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Kế tục sự nghiệp của Viện Viễn Đông Bác cổ trước đây, các chuyên gia của EFEO ngày nay tập trung nghiên cứu dịch thuật và công bố nhiều tài liệu quý và các công trình biên khảo đã từng được công bố trước đây. Mặt khác, theo sáng kiến của EFEO các chuyên gia Pháp đã từng xây dựng một chương trình hợp tác đồ sộ với các nhà khoa học Việt Nam trong chương trình nghiên cứu đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, Pháp vẫn được coi là quốc gia có nền Việt học phát triển mạnh”.

Ngoài ra, trong thời kỳ ở Việt Nam, EFEO đã xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học như Thư viện của EFEO, Bảo tàng Louis Finot, Bảo tàng Henri Parmentier, Bảo tàng Blanchard de la Brosse mà cho tới nay các đơn vị tiếp quản chúng là Thư viện Khoa học Xã hội tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Điêu khắc Chàm tại Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát huy và phát triển.

Dựa trên những tư liệu hiện có tại Thư viện Khoa học Xã hội và một số nguồn khác, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này nhằm phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội, các đóng góp quan trọng của Học viện (trong đó có Thư viện) trong sự phát triển khoa học, giáo dục và văn hóa tại Việt Nam trong giai đoạn EFEO có trụ sở chính tại Việt Nam (1898-1957). Chúng tôi cũng đặc biệt nêu lên vai trò và đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam đối với EFEO trong suốt quá trình cơ quan này tồn tại và phát triển tại Việt Nam.

Cuốn sách này gồm 7 phần chính:

Phần 1. Vài nét về việc thành lập EFEO

Phần 2. Bộ máy tổ chức của EFEO

Phần 3. Một số đóng góp của EFEO trong việc nghiên cứu văn hóa và khoa học nhân văn phương Đông và Việt Nam

Phần 4. Các nhà khoa học Việt Nam làm việc tại EFEO

Phần 5. Các hoạt động về xuất bản, bảo tàng và đào tạo của EFEO

Phần 7. Đông phương Bác cổ Học viện thời kỳ Chính phủ Hồ Chí Minh

Phần 8. EFEO tại Hà Nội trong giai đoạn từ 1946-1957

Ngoài ra còn có phần Phụ lục gồm một số văn bản liên quan đến EFEO và một vài nét về các công trình nghiên cứu hiện nay của EFEO về Việt Nam; thư mục các sách và các bài trên tạp chí EFEO về Việt Nam cùng một số tư liệu ảnh trong thời gian EFEO tại Hà Nội.

Các phần 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 do ông Ngô Thế Long, cán bộ Viện Thông tin KHXH biên soạn; phần 3 do ông Trần Thái Bình, nhà nghiên cứu lịch sử (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) biên soạn.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn GS. TS Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay, các cán bộ Phòng Bảo quản và Phòng Công tác bạn đọc của Thư viện Khoa học Xã hội và Thư viện thuộc Văn phòng đại diện của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội cùng nhiều bạn bè khác đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.

Vài lời cho lần tái bản : Cuốn sách Học viện Viễn Đông Bác cổ (Giai đoạn 1898-1957) do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản lần đầu vào năm 2009, với số lượng in rất hạn chế. Từ đó đến nay, mối quan hệ và hợp tác khoa học giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học của Việt Nam với EFEO ngày càng phát triển. Đặc biệt tháng 12/2014, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Khoa học : “Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) và các ngành Khoa học xã hội Nhân văn Việt Nam” đã quy tụ nhiều nhà khoa học trên thể giói và Việt Nam. Cuốn sách song ngữ Pháp-Việt “Lịch sử một thế kỷ nghiên cứu - Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Việt Nam” xuất bản trong dịp này có bài viết của Ông Yves Goudineau, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã đánh giá cao “việc xuất bản vào năm 2009 cuốn sách hoàn toàn viết về lịch sử EFEO tại Việt Nam, đó là cuốn Học viện Viễn Đông Bác cổ (giai đoạn 1898-1957)”.

Trong lần tái bản này, chúng tôi đã bổ sung thêm một số chi tiết mới, đặc biệt là thêm một phần riêng về “Các nhà khoa học Việt Nam làm việc tại EFEO.”

Xin cám ơn Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã tái bản cuốn sách này.