Hưng Yên, một tỉnh thành không nổi bật với nhiều cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, nhưng lại được biết đến với bề dày truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Nằm giữa lòng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên không chỉ là một vùng đất giàu lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Vậy, Hưng Yên thuộc miền nào? Đây là câu hỏi thú vị mà nhiều người muốn khám phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí địa lý, các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, cũng như những nét đặc trưng văn hóa, món ăn và đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Hãy cùng iDiaDiem dạo bước vào hành trình tìm hiểu về tỉnh Hưng Yên và những điều thú vị mà nó mang lại!
Hưng Yên, một tỉnh thành không nổi bật với nhiều cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, nhưng lại được biết đến với bề dày truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Nằm giữa lòng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên không chỉ là một vùng đất giàu lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Vậy, Hưng Yên thuộc miền nào? Đây là câu hỏi thú vị mà nhiều người muốn khám phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí địa lý, các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, cũng như những nét đặc trưng văn hóa, món ăn và đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Hãy cùng iDiaDiem dạo bước vào hành trình tìm hiểu về tỉnh Hưng Yên và những điều thú vị mà nó mang lại!
Đây là ngôi chùa sở hữu kiến trúc dát vàng cực kỳ ấn tượng. Vẻ đẹp hào nhoáng, làm mê đắm lòng người khiến du khách cứ ngỡ mình đang lạc vào các công trình chùa chiền của Thái Lan.
Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị
Đây là một trong những làng nghề với truyền thống làm hương lâu đời. Đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bó hương rực rỡ sắc màu.
Bạn có thể trải nghiệm về quy trình, công đoạn làm hương thông qua người dân bản địa. Từng bó hương được tạo nên tỉ mỉ, được ra đời từ lòng yêu nghề trắc ẩn của người dân tỉnh Hưng Yên.
Đây là một trong những thương cảng tồn tại lâu đời nhất Việt Nam. Thật không khó để bắt gặp câu thơ “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Địa danh này đã từng gắn với một thời vàng son của lịch sử dân tộc.
Bạn sẽ được đắm mình vào khung cảnh những khóm hoa Cúc vàng rạng rỡ khi đặt chân đến nơi đây. Đặc biệt, chúng sẽ nở rộ vào tháng 12 hàng năm.
Từng bông cúc nhỏ thi nhau đua nở khiến khung cảnh càng thêm tuyệt sắc và mê đắm lòng người.
Không chỉ được hòa mình nơi cảnh thiên nhiên tuyệt sắc tại tỉnh Hưng Yên, du khách còn có thể thưởng thức những đặc sản chỉ nơi đây mới có.
Đến với du lịch Hưng Yên, du khách sẽ không thể nào quên hương vị của những món ăn:
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc làm rõ câu hỏi Hưng Yên thuộc miền nào và khám phá những thông tin hữu ích về số lượng thành phố, huyện, xã trong tỉnh. Hưng Yên không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn sở hữu những địa điểm du lịch hấp dẫn và món ẩm thực đặc sản phong phú. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến mới để trải nghiệm và tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của dân tộc, Hưng Yên chính là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến hành trình tiếp theo của mình. Hãy đến và cảm nhận sự giản dị nhưng đầy ý nghĩa của vùng đất này!
Một loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết ở Hưng Yên. Bánh có nguồn gốc ở làng Gàu, Văn Giang, Hưng Yên, được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng và đồ nếp cho đến khi chín. Nhân được làm từ đỗ xanh với thịt ba chỉ, làm cho vị bánh dẻo quẹo, đỗ xanh mềm mịn thơm nồng khó quên.
Không giống nhiều loại bánh dày truyền thống khác, bánh dày làng Gàu được làm từ loại gạo trên chính mảnh đất làng Gàu, dùng nước giếng làng ngâm. Vẫn là các nguyên liệu, gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh nhưng dưới bàn tay của người dân làng Gàu, bánh dày có hương vị thật đặc biệt.
Hưng Yên được mệnh danh kinh đô của các loại nhãn, với những trái nhãn lồng có vị ngon bậc nhất ít nơi sánh bằng. Tương truyền xa xưa ở chùa Hiến thuộc tỉnh Hưng Yên, có một cây nhãn xum xuê cành lá, năm nào cũng sai quả mã đẹp khác thường, được người dân gọi là nhãn tổ. Cây nhãn này đã được hơn 300 tuổi, quả tròn, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đượm, hương thơm mát quả to. Hiện nay, loại nhãn này cũng được nhân giống và trồng phổ biến ở một số vùng khác trong tỉnh.
Nếu đến Hưng Yên vào các tháng khác, bạn vẫn có thể thưởng thức nhãn lồng khô hay còn gọi là long nhãn và đây cũng được xem là đặc sản Hưng Yên làm quà nổi tiếng nhất. Bởi những trái nhãn tươi có thời gian bảo quản được ngắn, nên người dân nơi đây đã áp dụng công nghệ sấy khô phần cùi nhãn để kéo dài thời gian bảo quản. Long nhãn Hưng Yên sấy khô vẫn giữ được hương vị thơm đặc trưng và ngọt sắc gấp 10 lần nhãn tươi.
Ngoài ra long nhãn còn là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn như chè sen, chè dưỡng nhan, canh sâm bổ lượng và trà long nhãn.. Vì vậy lựa chọn long nhãn Hưng Yên làm quà tặng là một lựa chọn hoàn hảo cho quý khách khi muốn gửi gắm chút tình từ Phố Hiến đi xa.
Tương bần là sự lựa chọn số một khi mua đặc sản Hưng Yên làm quà. Loại tương này, từ xa xưa đã được xem như sản vật tiến vua, không phải ai cũng được thưởng thức. Ngày nay, tương bần trở nên phổ biến hơn, hương vị vẫn đậm đà, không nhiều đổi thay. Món ẩm thực Hưng Yên này được người dân chế biến rất công phu và đòi hỏi nhiều thời gian. Một mẻ tương ngon kéo dài trong hai tháng với điều kiện thời tiết phải nắng ráo.
Tương bần sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối tinh. Trải qua quá trình ủ mốc gạo nếp, ngả đỗ và ủ tương sẽ cho ra một vại tương bần thơm ngon hảo hạng. Tương bần chấm với bánh đúc hay tái dê thì quả thực khó cưỡng nổi vị giác.
Bánh răng bừa, bánh tẻ Văn Giang
Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được kết hợp từ nhiều nguyên liệu bình dị của làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ, từ những nguyên liệu chính trong các bữa ăn như thịt, mộc nhĩ, hành, đỗ xanh… nhưng lại gây thương nhớ cho những thực khách nào đã từng thưởng thức.Cũng như những nơi khác bánh răng bừa Văn Giang trải qua khá nhiều công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm vài tiếng rồi xay nhuyễn với nước vôi trong thành bột nước. Tiếp theo, các nghệ nhân đem bột nước đun dưới ngọn lửa liu riu, khuấy đều tay cho bột sánh mịn để đạt độ chớm chín, mà nhiều người gọi là chín dở, rồi bắc ra, khuấy đều cho bột không bị vón, để nguội rồi làm bánh.
Việc khuấy bột này dành cho người tay khỏe, vì đó là công đoạn quyết định sự thành công của mẻ bánh. Bột phải chín dở nhưng đều, không vón, không sượng. Sự kết hợp giữa thứ bột dẻo thơm, nhân bánh béo ngậy và lá dong đã đưa những chiếc bánh răng bừa Văn Giang đến khắp mọi miền của đất nước. Nếu có dịp đến với thị trấn Văn Giang, hãy ghé đến thăm và thưởng thức món bánh răng bừa, một loại đặc sản mà chỉ có đến Văn Giang thực khách mới có thể cảm nhận được hết vị ngon của sản vật đồng quê.
Chả gà Tiểu quan là một đặc sản Hưng Yên được du khách yêu thích khi tới đây. Món ăn này được người dân khéo léo làm nên với một quy trình tỉ mỉ. Từ việc chọn gà làm chả cũng phải là loại gà nạc, thịt chắc. Sau đó được lọc hết xương, xay nhuyễn với mỡ chài lợn, phết lên mo cau nướng qua. Chả phải nướng bằng than củi để có độ thơm đặc biệt. Thành phẩm là những miếng chả gà vàng óng, thơm ngậy. Món đặc sản này thường được người làng Tiểu Quan làm nhiều vào dịp giáp Tết, khí hậu se lạnh. Uống chén rượu, ăn miếng chả gà quả thực hết ý.
Nếu muốn thưởng thức những món ăn chỉ có ở Hưng Yên thì bạn nhất định không thể bỏ qua 4 đặc sản này.
Đến với tỉnh Hưng Yên, nếu bạn đang cố tìm kiếm một địa chỉ check – in tuyệt vời, xin đừng bỏ lỡ làng Nôm. Ngôi làng này tồn tại lâu nhất trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tại nơi đây, bạn sẽ được hòa mình với cây đa, bến nước, những mái nhà tranh thấp thoáng quen thuộc,…
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Nôm vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày nay.